Thứ sáu, 13/12/2024, 09:38 (GMT+7)

Thói quen sai lầm khi ăn lẩu nhiều người mắc phải vừa mất ngon lại hại sức khỏe, nhất là điều đầu tiên

Lẩu là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích trong tiết trời lạnh, tuy nhiên ăn lẩu sai cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Những ngày mùa đông lạnh giá xuất hiện cũng là thời điểm món lẩu 'lên ngôi'. Bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho món ăn này, có thể là lẩu bò nhúng giấm, lẩu riêu cua, lẩu ếch hay lẩu gà lá é... Món nào cũng đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Quen thuộc và phổ biến là vậy nhưng nhiều người có thói quen ăn lẩu tưởng chừng vô hại lại có thể khiến sức khỏe gặp nhiều ảnh hưởng. Trong đó, thói quen ăn lẩu quá nóng, ngồi ăn lẩu quá lâu... là sai lầm nhiều người mắc phải nhất.

Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều

Đây là một trong những sai lầm nhiều người hay mắc phải nhất khi ăn lẩu. Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rau bên nồi lẩu, vừa ăn vừa nói chuyện, tán gẫu nên thời gian thường kéo dài từ 2-3 tiếng và ăn nhiều. Lúc này, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Vậy nên, ăn lẩu lâu dễ dẫn tới đau bụng, rối loạn tiêu hóa.ôn

an-lau
Không nên ăn lẩu quá lâu và nhiều

Ngoài ra, dù có yêu thích lẩu đến đâu đi chăng nữa bạn cũng không nên ăn thường xuyên trong thời gian ngắn. Bạn chỉ nên ăn lẩu 1 lần/tuần để không làm mất cân bằng dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa.

Mặt khác, khi ăn lẩu bạn nên thay nước lẩu 30 phút/1 lần để tránh thực phẩm bị đun quá lâu khiến các các axit amin và vitamin có lợi bị hòa tan, sản sinh ra hàm lượng nitric lớn, gây hại cho cơ thể, khiến chỉ số cholesterol trong máu tăng cao, thậm chí dẫn tới ung thư.

Ăn lẩu quá nóng và cay

Xì xụp, nhâm nhi tán gẫu bên nồi lẩu nóng là sở thích của hầu hết mọi người và ăn lẩu càng ngon hơn khi ăn nóng. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến bạn gặp không ít rắc rối. Việc ăn lẩu quá nóng, thức ăn vừa gắp ra từ nồi lẩu sôi sùng sục rất dễ khiến khoang miệng, thực quản, dạ dày của bạn bị tổn thương. Vì thế, bạn nên tránh ăn thức ăn khi vừa được gắp ra từ nồi lẩu mà nên chờ nó nguội bớt sau đó mới thưởng thức.

lau1
Ăn lẩu quá cay và nóng cũng không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, ăn lẩu quá cay cũng không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nước lẩu cay sễ dễ dẫn tới tê liệt niêm mạc đường tiêu hóa, thực quản, khiến chúng bị phồng rộp, thậm chí gây sung huyết. Vì vậy, để bảo vệ dạ dày bạn nên tránh xa những nồi lẩu quá cay và nóng.

Dùng chung đũa để gắp thực phẩm sống và chín

Đây cũng là thói quen nhiều người hay mắc phải khi ăn lẩu. Việc sử dụng một đôi đũa dùng cho việc gắp đồ sống và chín lại vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn trong thức ăn dễ dafg xâm nhập vào khoang miệng.

Vậy nên, thay vì dùng chung một đôi đũa cho nhiều mục đích, bạn nên chuẩn bị riêng từng đôi để gắp thức ăn sống, thức ăn chín. Tránh vì tiện lợi trong phút chốc mà gây hại cho cơ thể của mình.

Ăn đồ tái

Không ít người có thói quen thả thức ăn vào nồi lẩu rồi gắp ra ăn tái luôn vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe chút nào, thậm chí còn gây hại cho đường tiêu hóa và tạo điều kiện cho vi khuẩn, kí sinh trùng trong thực phẩm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

thoi-quen-an-lau
Khi ăn lẩu, bạn nên lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn rồi mới thưởng thức.

Vì vậy, khi ăn lẩu, bạn nên lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn rồi mới thưởng thức. Với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín hoàn toàn. Với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng lâu hơn trên 5 phút. Trong khi đó, rau xanh không nên để quá lâu.

Cho quá nhiều bột ngọt, sa tế, gia vị vào nấu lẩu

Hầu hết các bà nội trợ khi chế biến lẩu đều có thói quen cho quá nhiều gia vị như sa tế, bột ngọt vào nấu lẩu để món ăn đậm vị, hấp dẫn hơn. Thế nhưng, bạn chỉ nên cho gia vị này một lượng vừa đủ để tạo mùi thơm chứ không nên lạm dụng kẻo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Cùng chuyên mục