Thứ ba, 11/07/2023, 13:16 (GMT+7)

Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đúng chuẩn

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là đúng chuẩn mẹ đã biết chưa. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, tháng cuối là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển hoàn thiện và sự ra đời của thai nhi. Lúc này, việc biết được cân nặng của thai nhi là điều hết sức cần thiết để mẹ bổ sung kịp thời dưỡng chất quan trọng, tránh tình trạng bé sinh ra bị nhẹ cân.

Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 37 của thai kỳ, lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có thể thực hiện một số phản xạ như nắm tay, quay mặt vào tử cung khi nhìn thấy ánh sáng.

Cũng ở tuần thứ 37, thai nhi phát triển bình thường có chiều dài khoảng 48cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2,85 kg.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-1
Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Ở tháng cuối thai nhi, bé có thể tăng gần 1kg, trong đó mỗi tuần bé có thể tăng 174-240 gram. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không phải thai nhi nào cũng phát triển với tốc độ này.

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Mẹ bầu nên làm gì để kiểm soát cân nặng của con luôn ở mức lý tưởng? Trên thực tế, cân nặng của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên sẽ có sự khác nhau. Mẹ bầu cần lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng của bé để giúp các chỉ số của bé luôn ở mức tiêu chuẩn:

Yếu tố di truyền

Mặc dù đây không phải yếu tố mang tính quyết định nhưng cân nặng và chỉ số chiều của thai nhi cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền vóc dáng cơ thể của bố mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vóc dáng của em bé chịu ảnh hưởng khoảng 23% bởi yếu tố di truyền của bố mẹ.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu

Khi mang thai hay thậm chí là giai đoạn bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sau khi sinh, mọi thay đổi trong cơ thể người mẹ đều ảnh hưởng đến em bé. Nếu mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng hoặc ăn quá nhiều có thể khiến bé sụt cân hoặc tăng cân nhiều hơn mức an toàn.

Lúc này, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thiết lập thời gian biểu, giờ làm việc hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. Nếu cần, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc bác sĩ đang theo dõi sức khỏe.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-2
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi

Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Theo các chuyên gia, để không ảnh hưởng đến em bé, mức tăng cân hợp lý cho mẹ bầu trong thai kỳ là:

  • Đối với thai đơn, cân nặng của mẹ bầu thường tăng khoảng 10-12 kg.

  • Đối với đa thai, mẹ bầu thường tăng khoảng 16-10kg.

  • Ở quý I, cân nặng của mẹ chỉ nên tăng khoảng 1-2,5kg.

  • Từ tuần 14 đến tuần 28, tăng cân trung bình 0,5kg mỗi tuần là hợp lý.

Những trường hợp mẹ bầu mắc bệnh béo phì, tiểu đường hay các bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chỉ số cân nặng và chiều dài của thai nhi.

Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần dựa vào tình trạng sức khỏe của mình mà điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để kiểm soát tốt những chỉ số của em bé. Đồng thời, mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước, tránh xa các thực phẩm có hại cho sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là các chất kích thích, đồ uống có cồn. ...

Các mẹ cần giữ tinh thần lạc quan, hạn chế các tác nhân gây stress, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tái khám định kỳ là một cách hiệu quả để quan sát và theo dõi sự phát triển bé.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-3
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng tới các chỉ số của thai nhi

Số lượng thai nhi

Số lượng thai nhi khác nhau, thì chỉ số cân nặng cũng sẽ thay đổi. Đa số những trường hợp mẹ mang đa thai thì chỉ số chiều dài và cân nặng sẽ thấp hơn mức tiêu chuẩn. Do đó, các mẹ không phải quá lo lắng về tình trạng mang đa thai nhưng các chỉ số của em bé không đạt chuẩn.

Hoạt động thể chất của mẹ bầu

Nếu mẹ hoạt động thể chất đầy đủ và thường xuyên, mẹ có thể giúp tăng cân nặng cho thai nhi do cung cấp cho thai nhi nguồn dinh dưỡng và oxy tốt hơn, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt được cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên, mẹ cần vận động đúng cách, tránh hoạt động quá sức.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng cuối

Dưới đây là một số thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng cuối:

  • Bụng trở nên nặng nề và to dần khiến mẹ khó thở, khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ.

  • Đau lưng do áp lực cân nặng gia tăng, khó chịu ở hông và xương chậu do dây chằng bị kéo căng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.

  • Đầu vú tiết sữa non.

  • Xuất hiện các cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Đây là các cơn gò giả để chuẩn bị cho các cơn gò thực sự sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Tuy không dữ dội như những cơn gò thực sự nhưng chúng cũng gây nhiều khó chịu cho bà bầu.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-4
Trong tháng cuối thai kì mẹ bầu sẽ xuất hiện các cơn gò sinh lý
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Khi ngày dự sinh đến gần, bạn có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo của mình trở nên đặc hơn, trong hơn và đôi khi có máu. Đây là một dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang bắt đầu giãn ra, là nút nhầy báo hiệu kỳ sinh nở sắp đến.

  • Chảy máu âm đạo: Cảnh báo chuyển dạ hoặc nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc thậm chí chuyển dạ sớm.

  • Đi tiểu thường xuyên: Kích thước thai nhi tăng lên gây áp lực lên bàng quang khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên. Rò rỉ nước tiểu ngay cả khi cười, ho, hắt hơi hoặc tập thể dục.

  • Táo bón và trào ngược dạ dày: Nồng độ progesterone cao hơn trong những tháng cuối của thai kỳ, gây ra hiện tượng tiêu hóa và cơ thực quản giãn ra.

  • Rạn da có thể xuất hiện ở bụng, mông, ngực hoặc đùi do da bị kéo căng khi thai nhi lớn lên và người mẹ tăng cân. Mỗi tuần, bà bầu tăng trung bình 0,2-0,5kg. Khi mang thai, cân nặng của mẹ sẽ tăng khoảng 11-15 kg.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-7 (1)
Rạn ra là tình trạng thường gặp khi mang thai
  • Giãn tĩnh mạch chân, phù nhẹ ở mặt và mắt cá chân: đây có thể là do cơ thể bị giữ nước, nếu nặng thì là một trong những triệu chứng của tiền sản giật.

  • Đau thần kinh tọa: Đau lan xuống lưng xuống mông và chân, gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc do áp lực lên dây thần kinh tọa của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối

Bà bầu cần duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

  • Canxi: Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở mẹ và thiếu canxi ở bé.

  • Sắt và đạm: Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Axit folic: Có lợi cho hệ thần kinh của bé và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

  • DHA: Hỗ trợ phát triển trí não ở trẻ.

  • Magie: Hạn chế tình trạng chuột rút, ngăn ngừa nguy cơ sinh non, giúp các cơ của mẹ được thư giãn hơn.

  • Chất xơ: Hạn chế tình trạng táo bón trong thai kỳ.

thang-cuoi-moi-tuan-thai-nhi-tang-bao-nhieu-gam-5
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng cuối

Các chất dinh dưỡng trên có nhiều trong thịt nạc, thịt đỏ, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây tươi, sữa, đậu nành, ngũ cốc, dầu cá... Ngoài ra, mẹ nên chú ý không nên ăn quá no. Hạn chế ăn đồ cay, nóng. Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ để tránh mất nước, giảm tình trạng chuột rút và táo bón.

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam. Tất cả những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu dù lớn hay nhỏ đều ít nhiều ảnh hưởng đến cân nặng và chỉ số chiều dài cơ thể của thai nhi. Hy vọng với những chia sẻ trên các bậc làm cha mẹ sẽ xây dựng được chế độ chăm sóc hợp lý để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục