Thứ bảy, 15/04/2023, 13:44 (GMT+7)

TH True Milk, Di động Việt, FPT và nhiều nhãn hàng tẩy chay quảng cáo trên nội dung độc hại

Biên Thùy (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Rất nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng đã rút lui, tẩy chay quảng cáo chứa nội dung độc hại trên các nền tảng xã hội như Youtube, TikTok.

Không tiếp tục quảng cáo trên nội dung xấu, độc

Những ngày qua, rất nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng triển khai việc dừng quảng cáo trên các nội dung xấu độc ở nền tảng Youtube, TikTok. Các nhãn hàng, doanh nghiệp từng xuất hiện trong các nội dung xấu độc đã biến mất, gồm: Boss Coffee, TH True Milk, Di động Việt, Shopee, Lazada, FPT, L’Oréal, Mirinda…

Đại diện Hệ thống bán lẻ sản phẩm công nghệ Di dộng Việt – bà Phùng Phương cho hay, sau khi phát hiện thương hiệu xuất hiện trên quảng cáo trong một số video chưa nội dung xấu độc ở Youtube, doanh nghiệp này đã làm việc với đối tác Google bởi những phân phối ngẫu nhiên đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc nhận diện thương hiệu.

quang-cao-tren-video-youtube-xau-doc-1

Trước đây FLC bị gắn quảng cáo vào trang nội dung có thông tin phản động

Bên cạnh đó, Di động Việt cũng làm việc với đối tác chạy quảng cáo về những hiện diện trên các video chứ nội dung xấu, độc. Doanh nghiệp đã yêu cầu đối tác quảng cáo phải dùng các biện pháp để ngăn chặn triệt để sự hiện diện của Di động Việt trên các kênh, video có nội dung không lành mạnh. Đặc biệt không để xảy ra tình huống đáng tiếc về hiện diện thương hiệu trong quảng cáo không gian mạng.

Theo ước tính hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp, nhãn hàng dừng quảng cáo trên các nội dung xấu độc từ các nền tảng YouTube, TikTok. Xuất hiện trong nội dung xấu độc trước đó, nay các nhãn hàng, doanh nghiệp như Shopee, Lazada, FPT, TH True Milk, Di động Việt, L’Oréal, Mirinda, Boss Coffee, … đã không còn.

Để quảng cáo không phân phối vào nhóm nội dung độc hại, mới đây, Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) đã loại trừ trực tiếp các kênh, video liên quan tới chính trị, phản đồng và yêu cầu phía Google cung cấp bộ từ khóa loại trừ.

Tập đoàn TH mà cụ thể là Công ty Cổ phẫn Chuỗi thực phẩm TH đã yêu cầu các đối tác tạm dừng toàn bộ quảng cáo của TH True Milk trên Youtube để tiến hành hoạt động rà soát, đánh giá lại các kênh Youtube có thể hiển thị những quảng cáo tương tự.

Giữa tháng 3 vừa qua, danh sách nội dung được xác thực trên mạng dùng cho hoạt động quảng cáo đã được Bộ Thông tin & Truyền thông công bố. Tính tới ngày 10/4, có 1.373 đơn vị, doanh nghiệp nằm trong danh sách này. Thêm vào đó Bộ cũng cập nhật cả danh sách các trang web, doanh nghiệp nội dung “đen”.

Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông), ông Lê Quang Tự Do cho hay, hiện chưa có đánh giá, thống kê cụ thể về chuyển biến của các doanh nghiệp sau khi có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, các nhãn hàng tuân thủ pháp luật về quảng cáo trên mạng. Bước đầu Cục đã ghi nhận phản hồi của khoảng 30 đại lý quảng cáo lớn thể hiện sự quan tâm tới vấn đề này.

Ông Tự Do nói, thời gian qua, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử đã xử phạt nhiều doanh nghiệp để xảy ra tình trạng quảng cáo vào các nội dung xấu độc. Hàng ngày, Cục vẫn đang tiến hành rà soát để xử lý nghiêm các nhãn hàng, doanh nghiệp, đại lý quảng cá có hành vi quảng cáo trên các trang có nội dung thông tin xấu độc.

Doanh nghiệp đồng loạt tầy chay quảng cáo bẩn

Đại diện thương hiệu Message Coffee - ông Vũ Việt Đức chia sẻ, việc cơ quan chức năng phân loại danh sách nội dung đã được xác thực cho hoạt động quảng cáo và danh sách trang web, doanh nghiệp có nội dung xấu, độc là cơ sở để các nhãn hàng đàm phán với công ty quảng cáo nhằm chọn kênh quảng cáo sạch trước khi ký hợp đồng.

quảng cáo xấu độc

Rất nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp bị gắn quảng cáo vào nội dung xấu, độc

Ông Đức nói thêm, thương hiệu của mình sẽ đưa điều khoản vào hợp đồng khi ký kết dịch vụ quảng cáo, tức là chỉ đồng ý hiển thị quảng cáo trên các website, kênh được phép. Việc làm này giúp doanh nghiệp bảo vệ được hình ảnh và qua các kênh truyền thông chính thống người tiêu dùng sẽ biết đến sản phẩm.

Ông Nguyễn Quang Tuân - Giám đốc Công ty cổ phần Dòng chảy Phương Nam đánh giá, việc công bố danh sách nội dung đã được xác thực cho hoạt động quảng cáo sẽ khiến cho dòng tiền không chảy vào các trang hoạt động lậu, nội dung “bẩn”. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng uy tín khi lựa chọn những trang thông tin tốt. Đồng thời, các đại lý ở Việt Nam sẽ dễ dàng chọn lựa được các trang nội dung tốt “đã được xác thực” trên mạng để tiếp cận độc giả, phân phối quảng cáo hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, Bộ đã có động thái nhằm điều tiết dòng tiền quảng cáo trên không gian mạng không chảy về những nội dung xấu độc. Ông Lâm nhấn mạnh, các doanh nghiệp, thương hiệu cần góp thêm tiếng nói để các sản phẩm thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hợp pháp của Việt Nam đang quảng cáo trên không gian mạng đồng hành với cơ quan chức năng bằng cách không đưa tiền, không quảng cáo sản phẩm của mình vào những kênh nội dung xấu độc.

Cùng chuyên mục