Chủ nhật, 17/09/2023, 06:54 (GMT+7)

Ảo giá phòng trọ - Nỗi lo của sinh viên mỗi mùa nhập học

Hoàng Ngân (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Nhiều sinh viên nhập học tại Hà Nội phải trải qua "kiếp nạn" thuê nhà với ảo giá phòng trọ, lừa đảo đặt tiền cọc, chất lượng phòng không đúng như quảng cáo.

Thời điểm sinh viên từ khắp các tỉnh thành đổ dồn về Hà Nội nhập học cũng là “thời điểm vàng” của các đối tượng lừa đảo. Tình trạng ảo giá phòng trọ ngày càng nổi trội, lợi dụng nhu cầu tìm nơi ở mùa nhập học để chèn ép, bắt sinh viên phải đặt cọc phòng trước. Nhiều sinh viên vì chủ quan và tin tưởng nên rơi vào bẫy khiến tiền mất, phòng cũng không có để ở. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm trọ tăng cao cũng kéo theo giá phòng tăng, nhiều nơi ở không chất lượng như thông tin quảng cáo.

01694849018.png
Rất nhiều trường hợp bị lừa tiền cọc phòng trọ

Tiền thật nhưng phòng trọ ảo

Kịch bản thường thấy của các đối tượng lừa đảo tiền trọ là đăng ảnh phòng đẹp, giá rẻ, cho đến khi có khách nhắn tin hay gọi điện hỏi sẽ trả lời chỉ còn một phòng, không đặt cọc trước sẽ không giữ phòng. Ngay cả khi khách hàng chưa đến tận nơi xem phòng thì kẻ gian vẫn mạnh miệng “xin” tiền cọc trước để “lựa lời” từ chối khách hàng khác. Vì nhu cầu muốn tìm nhà trọ gấp, nhiều sinh viên rơi vào bẫy của môi giới, không những đau đầu vì ảo giá phòng trọ, rất nhiều trường hợp đưa tiền thật, nhận phòng ảo. Thậm chí, có người vừa chuyển tiền xong đã bị chặn liên lạc.

Bị chặn liên lạc sau khi chuyển tiền cọc
Bị chặn liên lạc sau khi chuyển tiền cọc

Bạn Thảo kể trên hội nhóm: “Anh chị em trong group tránh xa tài khoản Facebook này ra nhé! Bạn này lấy phòng và địa chỉ ở 199 Trường Chinh rồi khẳng định chuyển khoản cọc cho là có phòng. Do em gái cần gấp và thấy giá phòng hợp lý nên mình đã chuyển khoản cho bạn. Mặc dù mình đã nghi ngờ từ lúc chuyển tiền vì thấy tên Facebook và tên tài khoản ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, mình vẫn khờ dại chuyển tiền và bị chặn liên lạc. Phòng không có mà tiền cũng mất, mọi người hãy cảnh giác khi đi thuê trọ, đừng giống như mình nhé!”.

Dù đã nhận tiền cọc nhưng kẻ gian vẫn viết thêm kịch bản để lừa nốt số tiền còn lại
Dù đã nhận tiền cọc nhưng kẻ gian vẫn viết thêm kịch bản để lừa nốt số tiền còn lại

Tương tự, bạn Tuyết Huỳnh cũng bị lừa đặt tiền cọc trọ căn phòng giá 1,2 triệu đồng. Khi được yêu cầu cọc trọ, Tuyết chỉ còn 200 nghìn đồng trong tài khoản nhưng người cho thuê phòng vẫn đồng ý nhận tiền và kết bạn Facebook để “làm tin”. Sau khi đã chuyển tiền, bạn nữ nhắn tin lại để thống nhất thời gian xem phòng thì bị chủ trọ chặn liên lạc. Ngay cả khi dùng tài khoản khác để liên hệ cũng bị chặn cả.

Ảo giá phòng trọ diễn ra triền miên

Không chỉ ở Hà Nội, nhu cầu tìm phòng của sinh viên tại TP. Cần Thơ cũng rất cao. Cũng do đó mà nhiều phòng trọ bị hét giá vì khan hiếm nhưng giá phòng không đi đôi với chất lượng và tiện ích. Nhiều chủ nhà có tư tưởng ảo giá phòng trọ, chỉ sắm sửa thêm tủ lạnh, tủ quần áo và bàn học liền lập tức biến phòng trọ bình dân thành chung cư mini, phòng studio. 

Không gian phòng trọ giá 2,7 triệu đồng
Không gian phòng trọ giá 2,7 triệu đồng

Chị Đặng Tuyết N (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) lên trung tâm thành phố tìm phòng trọ giúp em gái. Chủ trọ báo giá 1,2 triệu đồng/tháng vào ngày hôm trước nhưng hôm sau đã tăng lên 1,5 triệu đồng với lý do nhiều người đặt cọc. Trong khi đó, không gian phòng nhỏ hẹp, không có thêm tiện ích nhưng giá phòng vẫn tăng.

Bẫy nhượng phòng

Bên cạnh kịch bản của người cho thuê trọ, nhiều kẻ gian còn “nhập vai” thành người nhượng phòng. Những người này đăng tất cả thông tin về phòng trọ và có mong muốn nhượng lại phòng vì thay đổi công việc, thay đổi không gian sống. Tuy nhiên, khi sinh viên muốn thuê lại thì bắt buộc phải cọc phòng trước để được đi xem phòng tận mắt.

41694849253.png
Vô số chi phí dịch vụ trong một tháng

Chưa hết, nhiều chủ trọ tự ý lắp đặt thêm điều hòa, nóng lạnh, tủ quần áo, tủ lạnh để nâng cấp phòng trọ và tăng tiền phòng đột ngột. Sinh viên nếu không thể đáp ứng giá phòng sẽ bị buộc phải tìm chỗ trọ khác trong thời gian ngắn ngủi. Một số chủ trọ tại Hà Nội còn tăng giá dịch vụ lên cao mỗi tháng: tiền wifi 50.000 đồng/người, tiền phí đổ rác (20.000 đồng/người), tiền máy giặt (100.000 đồng/người), phí để xe (100.000 đồng/người), phí thang máy, phí tiền điện hành lang và rất nhiều loại phí nhỏ lẻ khác nữa. Ngoài những mức phí phải đóng, người ở trọ phải trả chi phí tiền điện giao động từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/số, 10.000 đồng - 20.000 đồng cho một khối nước.

Chủ tài khoản Kim Anh đăng tải ảnh phòng ccmn đầy đủ tiện ích với giá 2,6 triệu để lừa tiền cọc
Chủ tài khoản Kim Anh đăng tải ảnh phòng ccmn đầy đủ tiện ích với giá 2,6 triệu để lừa tiền cọc

Ngày càng có nhiều hội nhóm đăng tải thông tin phòng trọ, ngỡ là hỗ trợ cho sinh viên tìm phòng nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ để kẻ lừa đảo tiền cọc tung hoành. Không những thế, chủ trọ và môi giới lợi dụng nhu cầu tìm phòng của sinh viên để tăng cao giá phòng, dẫn đến ảo giá phòng trọ và ngày càng khan hiếm phòng phù hợp với nhu cầu sống của sinh viên.

Cùng chuyên mục