Thứ tư, 27/03/2024, 14:58 (GMT+7)

Tại sao đàn ông bị hói đầu?

Hói đầu ở đàn ông phổ biến hơn, gấp khoảng 3 lần và có xu hướng nặng hơn so với nữ giới. Nguyên nhân là gì vậy?

Hói đầu là gì?

Hói đầu ở nam giới là tình trạng tóc rụng và không có dấu hiệu mọc lại. Trong thời gian đầu, tóc rụng nhiều ở vị trí trán, sau đó lan ra 2 bên trán và vùng đỉnh đầu. Một thời gian sau thì nang tóc ở những vị trí rụng sẽ bị suy yếu, teo dần và không thể mọc lên tóc mới được nữa, làm cho phần da ở những vùng này không có tóc và trở nên láng bóng. Phần tóc còn lại có hình chữ U ở sau và hai bên đầu cùng một điểm hói trên đỉnh.

hoi dau
Hói đầu phổ biến ở độ tuổi trung niên

Tóc phát triển chậm và rụng là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hói đầu ở nam giới khác với rụng tóc do lão hóa. Tình trạng này có thể bắt đầu từ cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi, tiến triển theo thời gian, xảy ra phổ biến ở tuổi trung niên. Hiệp hội Rụng tóc Mỹ (American Hair Loss Association) thống kê cứ 4 nam giới sẽ có 1 người bắt đầu rụng tóc trước 21 tuổi và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi.

Nguyên nhân gây hói đầu

Theo Học viện Da liễu Mỹ (AAD), chứng hói đầu là loại rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới, còn gọi là rụng tóc do nội tiết tố nam hay rụng tóc do di truyền. Thực tế, hói đầu có thể xảy ra ở cả hai giới, nhiều lứa tuổi.

Di truyền

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, có xu hướng di truyền trong gia đình. Nam giới có người thân hói đầu là yếu tố nguy cơ. Cách thức di truyền gây ra chứng hói đầu vẫn chưa rõ ràng, vì các yếu tố môi trường cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Tuy nhiên, AAD cho rằng các gene liên quan đến hói đầu ở nam giới khiến nang tóc giảm kích thước, ngừng phát triển tóc, dẫn đến các vùng hói trên đầu.

Nội tiết tố androgen

Hói đầu ở nam giới cũng liên quan đến hormone giới tính là androgen, cụ thể là dihydrotestosterone. Androgen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giới tính nam và nữ. Nồng độ androgen quá cao có thể khiến chu kỳ phát triển của tóc ngắn hơn, đồng nghĩa với tóc rụng sớm hơn; tóc mọc ra ngắn và mỏng hơn, hoặc trì hoãn tóc mới thay thế phần bị mất.

Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc gây ra hói đầu ở đàn ông như thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh lý về thần kinh, thuốc chống suy nhược hay những liệu pháp chữa trị bằng hóa chất.

hoi dau
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn đến rụng tóc và hói đầu

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là một trong những yếu tố cần thiết để có một mái tóc chắc và khỏe. Đặc biệt ở nam giới, khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ các dưỡng chất như protein, sắt, omega- 3, biotin... thì cơ thể sẽ không đủ chất để giúp phát triển mái tóc và gây ra tình trạng hói đầu ở đàn ông.

Stress trong thời gian dài

Trong công việc và cuộc sống, người nam giới thường phải chịu những áp lực nặng nề về tâm lý trong một khoảng thời gian dài sẽ là một trong những nguyên nhân hói đầu ở đàn ông. Khi cơ thể căng thẳng trong thời gian dài thì sẽ gây ra sự rối loạn vận chuyển máu trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến hói đầu ở nam giới, đồng thời quá trình mọc tóc cũng bị ngăn cản rất nhiều.

Nhuộm tóc, hóa chất

Việc tiếp xúc với nhiều thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu dẫn đến tóc ngày một yếu, rụng và khó mọc trở lại. Thay đổi kiểu, màu tóc liên tục tục khiến lớp biểu bì keratin tổn thương, vì vậy các bác sĩ da liễu khuyến cáo mọi người chỉ nên làm tóc 6 tháng/lần.

Một số thói quen xấu

Hút thuốc lá, nhổ tóc quá nhiều, gội đầu không đúng phương pháp, đi ngủ khi tóc còn ướt... là một số thói quen tốt trong đời sống hằng ngày gây ra hói đầu ở đàn ông.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân dẫn đến hói đầu ở nam giới như nhiễm nấm từ nguồn lây, mắc bệnh đái tháo đường, môi trường bị ô nhiễm...

Cải thiện được hói đầu đến đâu?

Không thể ngăn chứng hói đầu do nội tiết tố và di truyền, nhưng có một số phương pháp có thể giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc mới. Để giữ cho mái tóc của bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa việc rụng tóc do các nguyên nhân khác, bạn có thể thử những biện pháp sau:

  • Massage da đầu thường xuyên có thể giúp kích thích mọc tóc
  • Ngưng hút thuốc lá. Nghiên cứu trước đây cho thấy hút thuốc liên quan đến rụng tóc
  • Quản lý căng thẳng thông qua các bài tập thể dục hoặc hít thở sâu
  • Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein, sắt và vitamin
  • Thay đổi thuốc: Nếu bạn nghĩ rằng thuốc là nguyên nhân gây rụng tóc, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn thay thế khác có thể hiệu quả hơn…

Ngoài ra, một số thủ thuật được y khoa áp dụng để điều trị hói đầu bao gồm:

  • Cấy tóc: Những nang tóc được lấy ra khỏi vùng tóc đang phát triển và cấy vào vùng hói. Thủ thuật này có thể cần thực hiện nhiều lần.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương (phần chất lỏng của máu) chứa tiểu cầu (các tế bào nhỏ liên quan đến quá trình đông máu) được tiêm vào da đầu để kích thích mọc tóc.
  • Liệu pháp laser hoặc ánh sáng: Năng lượng laser hoặc ánh sáng tác động vào nang tóc còn lại trên đầu, kích thích mọc tóc…
Từ khóa:
Cùng chuyên mục