Thứ bảy, 25/11/2023, 06:21 (GMT+7)

Startup sản xuất tay giả Việt Nam tham vọng mở rộng ra nước ngoài

So với các thiết bị tay/chân giả từ các công ty nước ngoài, điểm mạnh của sản phẩm đến từ startup Vulcal Augmetrics nằm ở mức giá thành dễ tiếp cận.

Năm 2019, Hoàng Văn Dũng mất cánh tay phải trong một tai nạn lao động. Hiện nay, chàng trai 29 tuổi này là một TikToker nổi tiếng với hơn 261 triệu người theo dõi. Các video của anh xoay quanh cuộc sống thường nhật khi chỉ còn một cánh tay.

Hành trình phục hồi của anh gắn liền với Vulcal Augmetrics, một startup Việt Nam chuyên sản xuất tay giả.

anh1
Hoàng Văn Dũng trong một quảng cáo của Vulcal Augmetrics. (Ảnh: Vulcal Augmetrics).

Là một trong những khách hàng đầu tiên của Vulcal Augmetrics, Dũng trở thành gương mặt marketing của công ty. Trong một video, anh thể hiện khả năng chống đẩy với tay giả của mình. Trong một video khác, anh chơi vật tay.

“Chúng tôi theo đuổi mảng deep tech, gồm cả phần mềm và phần cứng, và chúng tôi thực hiện nó tại Việt Nam”, Rafael Master, CEO và người đồng sáng lập Vulcal Augmetrics, nói với Tech in Asia. “Rất khó để mời những quỹ đầu tư mạo hiểm địa phương tới xem chúng tôi làm gì”.

Hồi tháng 10, Vulcal Augmetrics gọi vốn vòng hạt giống (seed) từ Quest Ventures. Startup 5 năm tuổi này đang nuôi tham vọng mở rộng ra nước ngoài, nhắm đến các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc. Vulcal Augmetrics ngoài ra còn muốn sản xuất cả mảng công nghệ đeo.

In 3D không phải đáp án

“Sản phẩm của chúng tôi phải cạnh tranh với chính cánh tay đã mất của khách hàng. Vì thế, kỳ vọng của họ rất cao”, Hạ Trình, người đồng sáng lập còn lại của Vulcal Augmetrics, nói.

anh2
Hạ Trình (bên trái) và Rafael Masters (bên phải) chụp ảnh cùng một khách hàng. (Ảnh: Vulcal Augmetrics).

Sản phẩm chính của Vulcal Augmetrics bao gồm 3 cấu phần: một cánh tay giả, một cảm biến và một ứng dụng smartphone. Cánh tay của Vulcal Augmetrics có cấu trúc lắp ghép linh hoạt, cho phép điều chỉnh và lắp ráp các phần khác nhau. Quy trình sản xuất của nó ứng dụng cả in 3D và phương pháp truyền thống.

Tay giả giúp người dùng thực hiện nhiều công việc quan trọng, bao gồm lái xe. Cảm biến trong khi đó chịu trách nhiệm cho phần điều khiển cánh tay và thu thập dữ liệu chuyển động cơ bắp cho ứng dụng.

Vulcal Augmetrics dành 3 năm cho hoạt động R&D và mới chỉ bắt đầu thương mại hóa từ năm 2021. Dù vậy, tay giả chỉ là một phần của bài toán.

anh3
(Ảnh: Vulcal Augmetrics).

Tầm nhìn của Vulcal Augmetrics là trở thành một công ty phát triển con người, bắt đầu từ mảng sản xuất chân tay giả. Theo ông Masters, điều này nhấn mạnh sự tập trung vào công nghệ cảm biến đang được tích hợp vào các sản phẩm, giúp sản phẩm liên tục học thông tin và điều chỉnh theo cơ thể cũng như chuyển động của người dùng.

“Tôi không cho rằng in 3D là phương pháp sản xuất có thể tăng quy mô”, Masters giải thích. “Bạn có thể mua một chiếc máy in, tải tệp tin về, lắp ráp sản phẩm nhưng bạn không thể tăng quy mô”.

Sản phẩm của Vulcal Augmetrics chủ yếu được thiết kế cho in ấn quy mô lớn và in 3D chỉ áp dụng vào một số phần đòi hỏi tính tùy biến. Startup này nói rằng tất cả các thành phần của sản phẩm đều được mua trong nước, trừ bảng mạch. Với nhà máy ở TP.HCM, Vulcal Augmetrics có thể sản xuất 20 sản phẩm/tháng.

Mặc dù người dùng vẫn cần đến các phòng khám để đặt riêng vị trí kết nối (liên quan đến phần kết nối giữa tay còn lại và tay giả), Vulcan cho biết họ đã cắt giảm thời gian lắp từ vài giờ xuống chỉ còn 30 phút.

Phát triển cho các thị trường mới nổi

Trên toàn cầu, có khoảng 58 triệu người bị cụt tay/chân do tai nạn, theo một báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ. Trong số này, Đông Á và Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất.

Vulcan ước tính giá trị thị trường tay/chân giả ở các thị trường mới nổi là khoảng từ 7 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Phần lớn bệnh nhân ở các thị trường này cũng chưa được phục vụ đầy đủ. Việt Nam có khoảng 500.000 người cụt tay/chân do tai nạn lao động, bệnh mãn tính hoặc bom mìn.

Vulcan đang bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại Việt Nam, trong khi đó ở Ấn Độ, nó chủ yếu vận hành thông qua hợp tác với các phòng khám. Startup cho biết nó đang trong quá trình đăng ký sản phẩm với cơ quan quản lý Ấn Độ.

Ở Singapore, Vulcan đang thực hiện chương trình thử nghiệm với Bệnh viện Tan Tock Seng. Nó cũng đang tìm kiếm cơ hội mở rộng sang Trung Đông.

Bên canh đó, Vulcan cũng đang muốn có chứng nhận CE cho thị trường Châu Âu và phê duyệt của Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm (Mỹ) dành cho các thiết bị y tế. Có được điều này, Vulcan sẽ đủ điều kiện thực hiện một số hợp đồng chính phủ.

Vulcan kỳ vọng có thể đạt mốc lợi nhuận vào quý I/2024. Hiện tại, mức giá sản phẩm của Vulcan thấp hơn so với các đối thủ. Tay giả của Vulcan có giá khoảng 35 triệu đồng (1.450 USD) ở Việt Nam và có giá khoảng 2.500 USD ở Ấn Độ.

Ngược lại, tay giả cao cấp của công ty Đức Ottobock có thể có giá 50.000 USD trong khi đó một sản phẩn khác của OpenBionic có giá 10.000 USD. Người dùng ở các nước như Việt Nam hay Ấn Độ cũng gặp nhiều khó khăn khi bảo trì các thiết bị này.

Masters cho biết các sản phẩm tay/chân giả phải sử dụng đúng các thiết bị thay thế, nâng cấp, phụ kiện từ cùng một thương hiệu. Do đó, giá trị theo vòng đời người dùng của các công ty này cũng cao hơn so với các ngành khác.

Tiến tới mảng thiết bị đeo

Các sản phẩm của Vulcan có “dữ liệu sinh trắc học của người dùng ở mức độ lớn hơn bất kỳ ai trên thế giới” các nó muốn tận dụng dữ liệu này để phát triển thiết bị đeo, theo Masters.

“Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về hệ thống điều khiển và cảm biến gắn trên cơ thể, có thể áp dụng cho mọi thiết bị đeo được”, ông nói. Người đứng đầu Vulcan chia sẻ công ty có thể bắt đầu khai thác cảm biến và các hệ sinh thái rộng hơn, bắt đầu với các dịch vụ như chăm sóc từ xa hay kiểm soát y tế, từ quý III/2025. Vulcan còn muốn kinh doanh dữ liệu AR và VR từ năm 2026.

Mục tiêu lớn của công ty cũng là giúp công nghệ của mình có giá thành phải chăng và dễ tiếp cận hơn. Nguyen Van Hai, một trong những người dùng đầu tiên của Vulcan, mất một cánh tay khi gặp tai nạn năm 2019. Anh mua một cánh tay của Vulcan một năm sau đó.

Mặc dù anh thừa nhận tay giả “chỉ bằng 6/10 tay thật” và anh muốn 4 ngón tay linh hoạt hơn song anh chọn Vulcan vì giá thành phải chăng.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục