Đền Mẫu Lào Cai - Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của Việt Nam
Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là một trong tứ thánh trong văn hóa nghìn năm văn hiến của người Việt Nam cùng với ba vị thánh khác là: Tảng Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương và Chử Đồng Tử. Với Thánh mẫu Liệu Hạnh người dân Lào Cai đã lập đền thờ vị thánh này ngay tại vị trí quan trong tại cửa ngỏ biên giới Việt-Trung nơi ngã ba sông Hồng và sông Thị Nậm gặp nhau.
Đền Mẫu Lào Cai Và Sự Tích Lập Đền Thờ Thánh Mẫu
Đền Mẫu Lào Cai là ngôi đền linh thiên và được nhân dân nhiều nơi sùng bái với vị thần chính của đền chính là thánh mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam. Đến với đền Mẫu Lào Cai khách du lịch sẽ được tìm hiểu về sự tích cũng như những câu chuyện linh thiên về thánh mẫu Liễu Hạnh hay còn được biết tới là Liễu Hạnh công chúa khi bà chưa được phong thánh.
Địa Điểm Và Giới Thiệu Sơ Lược Về Đền Mẫu Lào Cai
Để tìm hiểu về đền Mẫu Lào Cai trước hết chúng ta cần biết được những thông tin giới thiệu sơ lược về ngôi đền linh thiên này. Sau đó là tìm hiểu đến vị trí nơi ngôi đền này tọa lạc, vì nơi được người dân lập đền cũng mang trong mình một vị trí địa lý vô cùng ý nghĩa.
Giới thiệu sơ lược về Đền Mẫu Lào Cai
Đền Mẫu Lào Cai nằm ở khu vực biên giới Lê Hoa, thị trấn Bảo Thắng, được người dân địa phương xây dựng vào thế kỷ 18. Ban đầu, ngôi đền là một ngôi đền nhỏ bên bờ sông Hồng và sông Nậm Thi, nhưng qua nhiều lần trùng tu và xây dựng lại, nó đã trở thành một ngôi đền lớn với chín gian.
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, ngôi đền đã ba lần được sắc phong. Đền Mẫu Lào Cai đã được 3 đời vua triều Nguyễn ban sắc: Tự Đức năm thứ 6 (24-9-1853), Tự Đức năm thứ 33 (24-11-1880) và Khải Định năm thứ 9 (25-7-1924).
Đến năm 2011, đền Mẫu Lào Cai được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Vị thần được thờ chính tại đền là Công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ thánh của Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều vị thần được tôn kính khác, bao gồm Ngọc Hoàng, Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan Lớn Thủ Đềnn, Đệ Nhị Sơn Trang, v.v. và tất cả các pho tượng thần tại đền đều được sơn son thếp vàng, toát lên vẻ trang nghiêm của các bật thần thông.
Địa điểm hiện tại của đền Mẫu Lào Cai
Từ xa xưa, cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc) đã là một đầu mối giao thương sầm uất. Vì Thế đền Mẫu Lào Cai nằm dọc tuyến đường giao thương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc ngoài ý nghĩa là nơi thờ phụng Thánh Mẫu, đền Mẫu Lào Cai còn có vai trò quan trọng trong việc chứng minh, khẳng định vị thế và chủ quyền lãnh thổ của đất nước VIệt Nam.
Hiện nay, Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại vị trí cột mốc biên giới số 102, nằm giữa Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc, gần Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Địa chỉ chính xác của đền Mẫu Lào Cai là tại Tổ 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, bao năm tháng chiến tranh, Đền Mẫu Lào Cai sừng sững như một địa danh lịch sử ghi dấu ấn không thể phai mờ của lịch sử dân tộc nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
Sự Tích Lập Đền Thờ Thánh Mẫu Của Đền Mẫu Lào Cai
Trong thế kỷ 15, khu vực này thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công của động vật hoang dã và các cuộc xâm lược của kẻ thù. Mẫu Liễu Hạnh nổi lên như một vị thần thánh, bán đồ ăn thức uống để phù hộ độ trì cho nhân dân địa phương, giúp bảo vệ vùng đất cho triều đình. Để tôn vinh những đóng góp của Mẫu Liễu Hạnh, vào thế kỷ 18, người dân địa phương đã xây dựng một ngôi đền nhỏ dọc theo sông Hồng Hà, Nậm Thị.
Đền Mẫu Lào Cai - Điểm Du Lịch Linh Thiên Thu Hút Nhiều Du Khách
Thánh Mẫu Liễu hạnh là vị thánh được nhiều người tôn sùng và cúng bái không kém gì những vị thánh khác trong tứ thánh của Việt Nam. Đến Với Đền Mẫu Lào cai khách tham quan sẽ được tìm hiểu và nghe kể vể những lần hạ phàm cứu dân độ thế của thánh Mẫu Liễu Hạnh. Qua đó càng tôn vinh lên nét linh thiên của địa điểm du lịch này.
Những lần Mẫu Liễu Hạnh Giáng Thế
Thánh Mẫu Liễu Hạnh được biết đến với việc thường xuyên hóa thân giúp dân an cư lạc nghiệp, làm ruộng, trồng trọt và phát triển kinh tế. Trong đó, dân gian thường truyền tụng ba lần hóa thân của bà như sau:
Lần thứ nhất Thánh Mẫu giáng thế:
Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh sinh ra là con gái đầu lòng của một cặp vợ chồng già ở Nam Định, tên là Phạm Tiên Nga. Mặc dù vô cùng xinh đẹp, cô vẫn trốn tránh hôn nhân để chăm sóc cha mẹ già, những người cuối cùng đã về thế giới bên kia. Tiên Nga sau đó đã hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách đi du lịch và giúp đỡ người dân. Bà mất năm 1473 thời Hồng Đức, hưởng thọ 40 tuổi.
Lần thứ hai Thánh Mẫu giáng thế
Trong lần hóa thân thứ hai, thánh Mẫu Liễu Hạnh được sinh ra là con gái của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc, đều quê ở Nam Định, tên là Lê Giáng Tiên. Lần hiện thân này người con gái tên Lê Giáng Tiên đem lòng yêu ông Trần Đạo Lăng và sinh được một trai một gái tên là Nhân và Hoa. Tuy nhiên, năm 21 tuổi (năm Đinh Sửu 1577), bà đột ngột qua đời mà không bệnh tật gì.
Lần thứ ba Thánh Mẫu giáng thế
Theo tín ngưỡng dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế vào ngày 10 tháng 10 năm Canh Dần (1650) tại làng Tây Mỗ, Thanh Hóa. Người ta tin rằng lần giáng thế trước đây của bà chưa hoàn thiện, Nên bà đã giáng thế lần thứ ba và kết duyên cùng tiên sinh Mai Thanh Lâm (vốn là ông Trần Đào Lang chuyển kiếp).
.Khi ấy, hai phe Trịnh - Nguyễn phân tranh, gây loạn lạc trong nhân gian, Mẫu Liễu Hạnh đã ra tay để phổ độ chúng sanh. Bà sử dụng sức mạnh của mình để trừng phạt kẻ ác và giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Tháng 3 Là Thời Gian Diễn Ra Lễ Giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, các ngôi chùa trên khắp đất nước đều tổ chức lễ hội. Người dân tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu và cầu mong những điều may mắn, bình an cho gia đình. Và tại đền Mẫu Lào Cai các hoạt động lễ hội cũng được tổ chức vô cùng long trọng phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân địa phương và khách hành hương trên khắp cả nước đến dự hội.