Chủ nhật, 29/06/2025
logo
Tiêu điểm

Chỉ ít ngày nữa, loạt chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực, hàng triệu người dân cần biết

Hồng Phúc Chủ nhật, 29/06/2025, 10:18 (GMT+7)

Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới sẽ chính thức có hiệu lực. Người dân cần nắm rõ để tránh vi phạm hoặc bỏ lỡ quyền lợi chính đáng.

Hộ kinh doanh đóng thuế ra sao sau khi bỏ thuế khoán?

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7

Quản lý thuế hộ kinh doanh theo nhóm: Ai thuộc diện phải kê khai gắt gao?

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có hiệu lực thi hành

Một trong những thay đổi đáng chú ý và có tác động sâu rộng nhất trong Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) là quy định bắt buộc mọi giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, kể cả dưới 20 triệu đồng cũng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để đủ điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.

Quy định này đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ so với luật hiện hành, vốn chỉ yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Mục tiêu của thay đổi là nhằm siết chặt quản lý hóa đơn, đặc biệt với các giao dịch nhỏ lẻ, vốn thường bị lợi dụng để hợp thức hóa hóa đơn khống, gây thất thu ngân sách.

Dù có thể gây ra một số khó khăn ban đầu đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương tại chợ truyền thống hay doanh nghiệp siêu nhỏ vốn chưa quen với thanh toán số, nhưng về lâu dài, chính sách này sẽ giúp chuẩn hóa hành vi thanh toán, xây dựng lịch sử tài chính minh bạch và tạo điều kiện để các chủ thể kinh doanh dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức.

cac-loai-hang-hoa-chiu-va-khong-chiu-thue-gtgt-2053
Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. 

Luật mới cũng nâng gấp đôi ngưỡng doanh thu chịu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh, từ 100 triệu đồng/năm lên 200 triệu đồng/năm, áp dụng từ 1/1/2026. Đây là chính sách hỗ trợ thiết thực, giúp giảm gánh nặng thuế và thủ tục, tạo điều kiện để các đơn vị kinh tế nhỏ tái đầu tư, phát triển.

Ngoài ra, luật cũng điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế; sửa đổi giá tính thuế với hàng nhập khẩu; và cập nhật biểu thuế suất với nhiều nhóm hàng hóa, phản ánh sát thực tế kinh tế và định hướng tiêu dùng hiện nay.

Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Theo Thông tư 86/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ ngày 1/7/2025, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân đã có mã số thuế sẽ chính thức sử dụng số định danh cá nhân thay thế, nếu thông tin đã khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chính sách này nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong việc kê khai, điều chỉnh nghĩa vụ thuế phát sinh và nâng cao hiệu quả quản lý. Toàn bộ dữ liệu người nộp thuế và người phụ thuộc sẽ được thống nhất quản lý theo số định danh cá nhân.

Việc áp dụng quy định mới cũng cho thấy xu hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, số hóa và hiện đại hóa hệ thống tài chính - thuế. Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần chủ động rà soát thông tin, cập nhật hệ thống để đảm bảo tuân thủ và vận hành hiệu quả trong giai đoạn mới.

doi-ma-so-thue-sang-so-dinh-danh-ca-nhan-2055
Từ 01/07/2025 bắt buộc đồng bộ mã số thuế với mã số định danh cá nhân.

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo Nghị định, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động thuộc các nhóm quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, những người lao động thuộc các điểm a, b, c, i, k, l nói trên, nếu được cử đi học, thực tập hoặc công tác trong/ngoài nước nhưng vẫn hưởng lương tại Việt Nam, vẫn thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nghị định cũng quy định rõ mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động, thực hiện theo Điều 33 và Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

67ae08b5b63e7aa230c4c561-17509285433891240085791-2056
Nghị định số 158/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Đáng chú ý, với nhóm đối tượng tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật (gồm người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên), nếu trong tháng không làm việc và không hưởng phụ cấp từ 14 ngày trở lên, thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

UBND cấp xã được cấp số đỏ

Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP ngày 12/6, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.

Trong đó, thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 và điểm d khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai; xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai.

Ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ban hành quyết định giá đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 155 Luật Đất đai...

Nghị định 151/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2025.

so-do-2057
Nghị định 151/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2025.

28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp

Chính phủ đã ban hành 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2025.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc ban hành 28 nghị định tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng, minh bạch để tổ chức vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp thông suốt, ổn định, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân. Đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng kiến tạo và phục vụ.

b3-nd-2057
Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp có hiệu lực từ 1/7/2025.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Quá trình xây dựng các nghị định được thực hiện bài bản, với việc rà soát 5.076 văn bản quy phạm pháp luật, từ đó xác định 2.718 nhiệm vụ, thẩm quyền cần phân cấp, phân quyền hoặc phân định rõ giữa các cấp quản lý.

Trong 28 nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền có: 11 nghị định phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; 14 Nghị định về phân cấp, phân quyền; 3 nghị định quy định các nội dung gồm phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền. Ngoài ra, 4 nghị định khác cũng được xây dựng để đồng bộ hệ thống pháp luật.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục