Thứ hai, 11/03/2024, 09:55 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn được các nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ đáng lo ngại với ung thư vú và các bệnh ung thư khác.

Theo IQ Air, chất lượng không khí Hà Nội sáng 11/3 ở mức 39 US AQI vào lúc 8 giờ, chất lượng không khí ở mức tốt. Chất gây ô nhiễm chính là nồng độ PM2.5. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 2,2 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Tuy nhiên, tuần vừa qua, chất lượng không khí Hà Nội ở mức xấu. Chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên dưới 200 đơn vị, mức rất xấu, cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe tới tất cả mọi người. Thậm chí, ngày 5/3, khu vực Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Gia Lâm, Hà Nội) còn có chỉ số AQI 404 đơn vị - mức nguy hại, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe, tất cả mọi người bị ảnh hưởng về sức khỏe nghiêm trọng hơn. PM2.5 tại Hà Nội trong ngày 5/3 cao gấp 38,2 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

o nhiem
Theo dự báo, chất lượng không khí Hà Nội có thể xấu đi trong những ngày tới

People dẫn một phân tích trong bài công bố mới của Tạp chí Nghiên cứu chống ung thư cho thấy mối liên hệ đáng lo ngại giữa ô nhiễm không khí và ung thư. Báo cáo được tổng hợp 27 nghiên cứu của các nhà khoa học Anh từ hàng trăm ấn phẩm được bình duyệt. Những nghiên cứu điều tra vai trò của ô nhiễm không khí đối với bệnh tật ở người, với nhiều nghiên cứu liên quan đến hàng triệu bệnh nhân và được theo dõi trong nhiều thập kỷ.

Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích liên kết ô nhiễm không khí với các bệnh ung thư như ung thư vú và tuyến tiền liệt. Theo đó, con người tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 45% và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt từ 20 - 28%. So với những người không tiếp xúc với ô nhiễm không khí, những người tiếp xúc với ô nhiễm không kh nguy cơ tử vong vì ung thư vú tăng 80% và nguy cơ tử vong vì các loại ung thư tăng 22%.

Giáo sư Kofa Mokbel, người đứng đầu nghiên cứu mới nhất và là bác sĩ phẫu thuật vú nổi tiếng người Anh cho biết, ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ ung thư chính cùng với hút thuốc, béo phì và rượu.

Báo cáo chỉ ra rằng mối quan tâm đặc biệt là hạt bụi mịn 2.5 (PM2.5), các chất ô nhiễm nhỏ đến từ khí thải, sản xuất, nấu ăn, thuốc lá và thuốc lá điện tử. Chúng đi vào phổi rồi vào máu, nơi chúng lưu thông khắp cơ thể. PM2.5 gây viêm và stress oxy hóa, cả hai đều được biết đến là yếu tố nguy cơ gây ung thư. PM2.5 có thể làm hỏng các tuyến sản xuất hormone trên khắp cơ thể, điều này đặc biệt có hại đối với bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt, cả hai bệnh này đều có thể do hormone điều khiển.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng các bệnh ung thư khác liên quan đến phơi nhiễm PM2.5 bao gồm ung thư dạ dày, phổi, bàng quang, ruột, buồng trứng và tử cung. Thuốc lá điện tử cũng góp phần đưa PM2.5 trực tiếp vào phổi, theo nhiều bằng chứng được đưa ra.

Cùng chuyên mục