Chủ nhật, 15/10/2023, 18:00 (GMT+7)

Tổng hợp 9 loại rau bà bầu không nên ăn trong giai đoạn thai kỳ

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Những loại rau bà bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai? Việc kiêng khem luôn là vấn đề được mẹ bầu quan tâm. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số loại rau mà bà nên tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Chất xơ và các vitamin chứa hàm lượng rất cao trong rau củ, đây cùng là các dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu. Bởi các mẹ cũng cần phải tăng cường bổ sung rau xanh để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên có một số loại rau mà bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn để tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn. Dưới đây, Tiếp Thị Gia Đình sẽ liệt kê cho các mẹ những loại rau bà bầu không nên ăn, hãy note vào ngay nhé! 

Rau ngót

Thật bất ngờ phải không nào? Rau ngót cũng chính là một trong những loại rau bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong rau ngót tươi có chứa chất papaverin với nồng độ khá cao có thể gây co thắt tử cung dẫn đến tình trạng sảy thai cực kỳ cao. Do vậy, khi mang thai, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn loại rau này. Tuy nhiên vào thời gian sau sinh, rau ngót lại là một thực phẩm cực kỳ tốt để đẩy toàn bộ sản dịch từ bên trong cơ thể ra ngoài, giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục hơn. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-2
Bà bầu ăn rau ngót dễ bị sảy thai

Măng tươi

Măng tươi cũng nằm trong danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn. Vì vậy, các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến các món ăn được chế biến từ măng tươi bởi khi mẹ bầu đang trong quãng thời gian mang thai măng tươi có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ đồng thời gia tăng tình trạng thiếu oxy tế bào khiến thai nhi có thể bị nghẹt thở, dẫn đến thai chết lưu. Vì vậy, mẹ bầu cần hết sức chú ý không nên ăn măng tươi, măng chua, trong suốt quãng thời gian mang thai. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-3
Măng tươi chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Khoai tây mọc mầm

Thông thường những loại củ mọc mầm chứa rất nhiều vi khuẩn, độc tố, vì vậy khoai tây mọc mầm rất nguy hiểm cho bà bầu do chúng chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe mẹ và làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, chất solan có trong khoai tây mọc mầm sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn nữa độc tố Solanine hoạt động giống như hormone Steroid khiến cho cơ thể mẹ bầu có khả năng hấp thu Ancaloit làm ức chế các hoạt động truyền dẫn máu và oxi tới thai nhi.

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-4
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe mẹ

Rau răm

Rau răm là một trong những loại gia vị tạo nên hương vị của rất nhiều món ăn trong gia đình Việt. Tuy nhiên, khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hãy tránh xa loại rau này. Bởi, trong rau răm có chất gây kích thích co bóp tử cung cực kỳ cao, lại khiến cơ thể mất máu nhiều, khó cầm. Chính vì thế, ở những giai đoạn nhạy cảm như vậy, mẹ bầu hãy hạn chế ăn rau răm hết mức có thể. Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn rau răm nhưng không được ăn quá 50g/tuần chỉ nên ăn 2 đến 3 cọng rau răm mà thôi bởi nó có thể gây nóng trong người và khó tiêu.

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-5
Rau răm gây kích thích co bóp tử cung

Ngải cứu

Như nhiều người đã biết, ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm những cơn đau vùng bụng và được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc chữa cho người bị động thai hay sảy thai liên tục. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong khoảng thời gian ba tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ bị xuất huyết, co bóp cổ tử cung nên dễ bị sảy thai hoặc sinh non. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-6
Ngải cứu có thể gây ra tình trạng sảy thai

Rau má

Rau má được nhiều người biết đến là loại rau mát, khá lành tính, có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da nên rất được nhiều chị em phụ nữ ưa thích. Loại rau này không chỉ được dùng để chế biến món ăn, mà rau má còn có thể ép nước, vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, vừa cung cấp thêm nước.

Tuy nhiên, những lợi ích đó là đối với những người phụ nữ bình thường. Nếu là phụ nữ mang thai thì trước khi dùng rau má nên cẩn thận, bởi dùng nhiều có thể dẫn đến sảy thai và nhiều triệu chứng sức khỏe khác. Hay một số bà bầu có cơ địa yếu nếu uống nước rau má có thể gây lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy, ói mửa. Do đó, đối với những trường hợp có dấu hiệu động thai hoặc có tiền sử sảy thai, hệ tiêu hóa không nên định thì tuyệt đối không uống nước rau má nhé.

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-7
Mẹ bầu ăn rau má có thể gây lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy, ói mửa

Cà tím

Cà tím được biết đến là một nguồn cung cấp các dưỡng chất như niacin, và nhóm vitamin A, B, E… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, cà tím còn chứa các khoáng chất như kali, đồng, sắt và mangan giúp duy trì điện giải, tăng khả năng cung cấp máu, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nhưng mẹ bầu trong ba tháng đầu và ba tháng cuối nên hạn chế ăn cà tím. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do trong cà tím cho chứa chất phytohormones có tác dụng trong việc hỗ trợ các tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy, nếu bà bầu ăn quá nhiều cà tím có thể gây ra  tình trạng co thắt tử cung gây sảy thai hoặc sinh non. Hay có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, ngộ độc, dị ứng, ảnh hưởng đến thai nhi. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-8
Ăn cà tím quá nhiều dẫn đến sảy thai hoặc sinh non

Khổ qua

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một trong các loại rau mà bà bầu không nên ăn trong suốt quá trình mang thai. Do trong mướp đắng có chứa rất ít chất béo và chất xơ nên bà bầu không nên sử dụng. 

Khổ qua không chỉ chứa thành phần gây ngộ độc cao như tanin, saponin glycosides và medicine có thể khiến mẹ bầu nôn ói, nổi mẩn đỏ, và tiêu chảy…, hạt khổ qua còn chứa chất vicine, có độc tính gây nhức đầu, đau thắt bụng. 

Đặc biệt, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong khổ qua có chứa một hợp chất kích thích co bóp tử cung dẫn đến tình trạng tiền sản giật, thâm chí sinh non. Bên cạnh đó, đây còn là một loại thực phẩm có thể làm giảm đường huyết, khiến bà bầu chóng mặt, hoa mắt chính vì thế mẹ bầu và mẹ đang cho con bú không nên khổ qua thường xuyên. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-9
Mẹ bầu ăn khổ qua làm giảm đường huyết gây chóng mặt

Rau chùm ngây

Rau chùm ngây được biết đến là một trong những loại rau có hàm lượng dưỡng chất cao, hàm lượng vitamin C trong rau này gấp 7 lần so với cam, gấp 4 lần canxi trong sữa, gấp 3 lần kali trong chuối,... Bên cạnh đó, trong rau chùm ngây còn chứa các chất chống oxy hóa, kháng viêm nhiễm hiệu quả và ngăn ngừa khối u, giúp cơ thể đào thải độc tố, chống lại căn bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chuyên gia chỉ ra rằng không nên ăn loại rau này trong quãng thời gian mang thai. Do loại rau này có chứa hợp chất giống với hormon của estrogen có tác dụng ngừa thai có tên gọi là alpha - sitosterol, nó sẽ làm co bóp cổ tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, đối với những chị em đang có kế hoạch sinh em bé cũng không nên ăn rau chùm ngây để tăng khả năng đậu trứng. 

nhung-loai-rau-ba-bau-khong-nen-an-10
Rau chùm ngây có thể khiến co bóp cổ tử cung và tăng nguy cơ sảy thai

Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình đã liệt kê cho mẹ bầu những loại rau bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe. Hy vọng những kiến thức hữu ích về làm cha mẹ này sẽ giúp ích được cho các mẹ. 

Cùng chuyên mục