Thứ sáu, 14/06/2024, 15:06 (GMT+7)

Người đàn ông đột tử giữa đêm vì thói quen tai hại nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 48 tuổi đột tử giữa đêm có thói quen thức khuya thường xuyên và hút thuốc lá, uống rượu bia trong lúc xem tivi.

Đột tử do thường xuyên thức khuya

Gia đình & Xã hội thông tin, ông Hứa (48 tuổi, sống tại Thượng Hải, Trung Quốc) đột tử giữa đêm ở tuổi 48 sau 3 ngày thức khuya liên tiếp. Theo lời kể của vợ ông, khoảng 1h sáng đang ngủ thì nghe thấy tiếng kêu cứu của chồng, sau đó là tiếng động lớn. 

Đến khi chạy xuống bà Hứa sững sờ khi thấy chồng mình nằm co quắp trên sàn nhà, hai tay ôm ghì lấy ngực. Cách thở của ông rất khó khăn, da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi, cau mày vì đau đớn. Ngay lập tức, bà gọi xe cấp cứu đưa chồng tới bệnh viện.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết ông Hứa bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Sau nhiều giờ nỗ lực đội ngũ y bác sĩ vẫn không thể cứu sống ông Hứa, ông qua đời ngay trong đêm đó khi mới 48 tuổi.

_17180280536391663304278
Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Yin Zhaofang, Phó trưởng khoa Tim mạch của bệnh viện, nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở ông Hứa là do lối sống không lành mạnh. Cụ thể, ông có thói quen thức khuya thường xuyên và còn hút thuốc lá trong lúc thức khuya, một việc gây hại cho trái tim.

Khai thác thêm thông tin bệnh nhân, vợ ông Hứa cho biết mấy năm gần đây sau khi nghỉ việc công chức sớm và làm ở nhà, chồng bà rất hay thức khuya. Nhiều lần được khuyên đi ngủ sớm nhưng ông nói khó ngủ, thức khuya xem tivi thú vị hơn nhiều.

Cũng theo lời kể của bà Hứa, bắt đầu từ 2 tháng trước, thi thoảng ông lại bị đau tức ngực đặc biệt vào ban đêm. Leo cầu thang hay đi bộ nhanh chút là ông lại thấy chóng mặt, khó thở và còn mất thị lực thoáng qua. Nhưng khi được gia đình khuyên đi khám thì ông lại phản đổi và nói rằng do mình sắp bước sang 50 tuổi và tăng cân nhiều nên cơ thể chưa thích nghi kịp.

Vì sao không nên thức khuya?

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe bởi buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại, đồng thời đây cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch cơ thể.

Theo một số nghiên cứu, vào buổi tối bắt đầu từ 21 giờ, cơ thể con người lúc này cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1 - 2 tiếng đồng hồ.

Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, để khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái. Đặc biệt, bạn nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào thời gian nói trên thì cơ thể đã chìm vào giấc ngủ sâu. Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Nếu thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, càng để thời gian dài sẽ càng thấy cơ thể suy yếu.

thoi-quen-thuc-khuya-gay-hai-cho-co-the-nhu-the-nao-1

Bên cạnh đó, bạn nên ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc nếu không sẽ vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Việc này vừa khiến thời gian ngủ nghỉ bị rối loạn đồng thời còn làm cho các hoạt động nội tiết của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Hệ thống tim mạch cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, chúng cũng cần nghỉ ngơi để phục hồi lại khả năng hoạt động. Nếu thức đêm muộn, không đảm bảo ngủ tối thiểu 6h/ngày sẽ khiến cho chức năng của tim mạch suy giảm và làm tăng hơn 20% nguy cơ đột quỵ.

Nghiêm trọng hơn, khi thường xuyên thức khuya não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu lớn quá mức và hậu quả là vỡ mạch máu, gây đột quỵ, đột tử, tử vong.

Tác hại của thói quen thức khuya

Theo Gia đình Việt Nam, thức khuya sẽ ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những ai thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Vì thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu bạn có thói quen thường xuyên ngủ muộn hoặc thức khuya, trong thời gian dài não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

1540096336903

Bệnh trầm cảm

Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những người thức khuya thường có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia nghiên cứu, họ đều thức khuya và cũng mắc tiểu đường loại 2. Mặc dù không chắc chắn thức khuya là nguyên nhân nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng ở một mức độ nào đó cả hai đều có liên quan với nhau.

Giảm thị lực

Ban đêm là thời gian mắt được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc, khi chúng ta thức khuya tức là mắt vẫn phải hoạt động cộng với việc ánh sáng không đủ để lâu dần thị lực sẽ giảm đáng kể.  

Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Nếu càng nhìn lâu mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn và đây cũng là lý do khiến mắt bị khô, mỏi.

Những người thường xuyên thức khuya cũng là những người dễ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị hay nghiêm trọng nhất là mù lòa, theo một số nghiên cứu.

Lượng đường trong máu cao

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thức khuya thường có lượng đường trong máu cao. Tăng đường huyết có quan hệ tới các tình trạng sức khỏe khác; từ những tình trạng ban đầu như uể oải, đau đầu tới những tình trạng sức khỏe khác nguy hiểm hơn như bệnh tim mạch và hại thận.

phone-in-bed-8-ways-lose-weight-while-you-sleep-8877

Rối loạn nội tiết tố

Cơ thể chúng ta khi đi ngủ có cơ chế tự động sản sinh ra các hoocmon cần thiết. Thường xuyên thức khuya, ngủ không đúng giờ giấc sẽ làm thiếu hụt hay mất cân bằng hàm lượng các hoocmon này, gây ra trạng thái rối loạn nội tiết. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt ở phụ nữ, rối loạn nội tiết thường làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, da nổi mụn, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung,...

Cùng chuyên mục