Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 15/09/2024, 11:06 (GMT+7)

Người đàn ông 60 tuổi nguy kịch vì mắc phải sai lầm tai hại này khi ăn bánh Trung thu

Người đàn ông không ngờ chỉ vì ăn hết 4 chiếc bánh Trung thu nhỏ xíu lại có thể đẩy mình rơi vào cảnh nguy hiểm tính mạng. 

Nguy kịch sau khi ăn 4 chiếc bánh Trung thu

Gia đình & Xã hội thông tin, ông Tông (60 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc) vì yêu thích bánh trung thu đặc biệt là loại thập cẩm truyền thông. Tuy nhiên, loại bánh này chỉ bán duy nhất vào dịp trung thu mà hạn sử dụng cũng rất ngắn làm ông nhiều lần tiếc nuối. 

Vài ngày trước, một người họ hàng xa nhân dịp đi công tác tới nơi nổi tiếng làm bánh trung thu thủ công đã mua tặng ông hai hộp làm quà. Không chờ đến ngày trung thu, ngay tối hôm đó ăn cơm xong ông Tông đã ăn liền một lúc hết 4 chiếc bánh trung thu nhân thập cẩm loại 50g.

Đến nửa đêm, ông bắt đầu đau bụng dữ dội và nôn mửa. Gia đình phát hiện liền lập tức đưa ông đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 2 Dư Hàng (Chiết Giang, Trung Quốc).

Khai thác bệnh sử, ông Tông cho biết mình từng có tiền sử bị sỏi mật và viêm túi mật, cũng từng gặp rắc rối vì tăng mỡ máu. Không ngờ chỉ vì 4 chiếc bánh trung thu đó lại có thể khiến ông lâm vào cảnh nguy kịch.

nguy-kich-1726277467196694792195
Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn 4 chiếc bánh trung thu liên tiếp (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cho biết, bánh trung thu có calo cao, chứa nhiều đường, chất béo bão hòa trong khi ít chất xơ. Khi ăn nhiều bánh trung thu liền lúc dẫn dễ kích thích tuyến tụy tiết quá nhiều dịch, dẫn đến phù tụy, từ đó gây viêm tụy cấp.

Chưa kể, bánh trung thu khi ăn nhiều cũng có thể làm tăng mỡ máu, tăng đường huyết. Các bệnh lý này lâu ngày không điều trị có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp. Với những người vốn mắc bệnh tuyến tụy, rối loạn chuyển hóa giống như ông Tôn thì khi ăn nhiều cùng lúc càng nguy hiểm.

Bác sĩ khuyến cáo, không chỉ người có bệnh mà kể cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều bánh trung thu, nhất là ăn liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn. 

Những đối tượng nên cẩn trọng khi ăn bánh trung thu

Người có hệ tiêu hóa kém

Những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém không nên ăn quá nhiều bánh trung thu vì việc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng cần lưu ý vì bánh trung thu thúc đẩy quá trình bài tiết axit do cơ thể cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.

Người bị bệnh tiểu đường

Bánh trung thu ngọt và nhiều thành phần đường hóa học không tốt đối với các bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh tiểu đường, bởi chỉ cần ăn 1 miếng nhỏ bánh trung thu cũng đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.

banh-trung-thu
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn bánh trung thu

Nếu những người bệnh tiểu đường muốn ăn bánh trung thu nên lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho họ. Các loại bánh trung thu "đặc biệt" này được làm với kích cỡ nhỏ và sử dụng đường ăn kiêng nên chỉ số đường và năng lượng rất thấp. Người đường máu cao vẫn có thể thưởng thức bánh trung thu, ăn một lượng hạn chế, như vậy sẽ không lo ngại tăng đường huyết.

Người có cơ địa dị ứng, dễ nổi mụn

Bánh trung thu chứa hàm lượng đường rất cao, nên những người bị có cơ địa dị ứng, viêm dạ dị ứng, dễ bị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác cần rất cẩn trọng khi ăn bánh. Bởi khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo, đường từ bánh có thể khiến tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, dễ gây dị ứng.

Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch vànhVới người đang điều trị mỡ máu, bánh trung thu không phải là món ăn được khuyến khích. Đường và chất béo trong bánh có thể làm tăng mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 - 1.500mg, vượt qua mức 400mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành. Ăn nhiều bánh trung thu có thể làm các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng.

Người béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu rất giàu năng lượng từ đường và chất béo nên đối với những người thừa cân, béo phì nên rất hạn chế. Bởi mỗi chiếc bánh dẻo, bánh nướng chứa rất nhiều đường bột, có thể cung cấp mức calo bằng 2 - 3 bát cơm (một bát cơm 258 g), có thể gây tăng đường huyết rất nhanh.

cach-lam-banh-trung-thu-bang-noi-chien-khong-dau-3

Người béo phì, thừa cân, ăn nhiều bánh trung thu có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường. Đối với trẻ béo phì, rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi ăn nhiều bánh trung thu rất cao. Đối với trẻ biếng ăn, một miếng bánh trung thu ăn lúc đó có thể khiến đường huyết tăng nhanh, trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính và khiến tình trạng biếng ăn nghiêm trọng hơn.

Cùng chuyên mục