Thứ hai, 02/09/2024, 14:14 (GMT+7)

Những ai không nên ăn bánh trung thu kẻo 'rước họa vào thân'

Bánh trung thu là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên có một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn bánh này kẻo có hại cho sức khỏe.

Bánh trung thu chứa nhiều calo, nhiều đường và chất béo. Nếu nhân bánh có trứng muối, lượng cholesterol sinh ra sau khi tiêu thụ cũng sẽ tăng lên. Vì vậy một số người không nên ăn, hoặc hạn chế ăn loại bánh này vào dịp lễ.

Bánh trung thu được chia làm hai loại dựa trên thành phần. Một loại có hàm lượng chất béo và đường cực cao, ví dụ bánh trung thu hai lòng đỏ hoặc nhân hạt sen. Loại còn lại là bánh lượng cholesterol thấp nhưng lượng đường cao, chẳng hạn bánh làm từ ngũ cốc và bánh nhân đậu, theo Gia đình Xã hội.

Hình ảnh 26

Người bệnh tiểu đường

Bánh trung thu ngọt và nhiều thành phần đường hóa học không tốt đối với các bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh tiểu đường, bởi chỉ cần ăn 1 miếng nhỏ bánh trung thu cũng đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.

Nếu những người bệnh tiểu đường muốn ăn bánh trung thu nên lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho họ. Các loại bánh trung thu "đặc biệt" này được làm với kích cỡ nhỏ và sử dụng đường ăn kiêng nên chỉ số đường và năng lượng rất thấp. Người đường máu cao vẫn có thể thưởng thức bánh trung thu, ăn một lượng hạn chế, như vậy sẽ không lo ngại tăng đường huyết.

Người béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu rất giàu năng lượng từ đường và chất béo nên đối với những người thừa cân, béo phì nên rất hạn chế. Bởi mỗi chiếc bánh dẻo, bánh nướng chứa rất nhiều đường bột, có thể cung cấp mức calo bằng 2 - 3 bát cơm (một bát cơm 258 g), có thể gây tăng đường huyết rất nhanh.

Người béo phì, thừa cân, ăn nhiều bánh trung thu có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường. Đối với trẻ béo phì, rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi ăn nhiều bánh trung thu rất cao. Đối với trẻ biếng ăn, một miếng bánh trung thu ăn lúc đó có thể khiến đường huyết tăng nhanh, trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính và khiến tình trạng biếng ăn nghiêm trọng hơn.

Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch vành

Với người đang điều trị mỡ máu, bánh trung thu không phải là món ăn được khuyến khích. Đường và chất béo trong bánh có thể làm tăng mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 - 1.500mg, vượt qua mức 400mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành. Ăn nhiều bánh trung thu có thể làm các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng.

Người có cơ địa dị ứng, dễ nổi mụn

Bánh trung thu chứa hàm lượng đường rất cao, nên những người bị có cơ địa dị ứng, viêm dạ dị ứng, dễ bị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác cần rất cẩn trọng khi ăn bánh. Bởi khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo, đường từ bánh có thể khiến tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, dễ gây dị ứng.

Hình ảnh 27
Một số người cần phải hạn chế hoặc thậm chí tránh xa bánh Trung Thu

3 lưu ý khi ăn bánh trung thu

Không ăn quá nhiều

Bánh trung thu chứa rất nhiều calo. Vì thế, mỗi người nên kiểm soát lượng bánh mình ăn vào để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Không ăn bánh trung thu thay cơm

Khi có quá nhiều bánh trung thu, nhiều người chọn ăn bánh thay cho bữa chính. Nhưng điều này hoàn toàn không nên. Bởi trong bánh trung thu chỉ có đường bột, chất béo, đạm và hầu như không thể cung cấp chất xơ, các vitamin cần thiết cho cơ thể. Ăn bánh trung thu thay bữa ăn chính có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, ngày càng cảm thấy mệt mỏi, thèm ngọt hơn.

Điều chỉnh thực đơn trong ngày thích hợp

Ăn bánh trung thu, hãy chú ý tới mức năng lượng nó cung cấp cho cơ thể và điều chỉnh các bữa ăn khác trong ngày để cân bằng dinh dưỡng. Khi đã ăn bánh nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ngọt khác, hạn chế ăn thịt, đồ nhiều mỡ trong bữa ăn chính để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục