Người bị cúm nên tránh ăn thực phẩm nào?
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm bệnh cúm, nhưng loại khác lại làm trầm trọng thêm. Khi cảm thấy không khỏe, hãy tránh xa thực phẩm này.
Thực phẩm quá giàu protein
Mặc dù nạp protein vào cơ thể rất quan trọng với sức khỏe nhưng cần đảm bảo ăn ở mức độ vừa phải, đúng lượng cần thiết chứ không nên dư thừa. Khi bị cảm cúm, ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, tôm, cua, cá… sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến việc hạ sốt, khiến việc điều trị cảm cúm khó khăn hơn.
Thịt vịt
Mặc dù trong thành phần của thịt vịt có chứa rất nhiều vitamin B6 - vi chất tốt hỗ trợ cho phản ứng xảy ra trong cơ thể. Tuy nhiên, trong thịt vịt có lượng mỡ tự nhiên khá cao, cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có tính hàn có thể khiến cảm cúm diễn tiến nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bị cảm cúm, mọi người nên tránh ăn thịt vịt mà ăn thịt bò, lợn, gà...
Các sản phẩm từ sữa
Các thực phẩm có chứa sữa như sữa, pho mát và kem được biết là làm đặc chất nhầy. Nếu bị nghẹt mũi và có nhiều triệu chứng về đường hô hấp. Nhờ có men vi sinh, sữa chua Hy Lạp là một ngoại lệ đối với quy tắc này. Nếu muốn tránh xa hoàn toàn sữa, hãy cân nhắc thử dùng các nguồn lợi khuẩn lành mạnh, không có nguồn gốc từ sữa như kombucha ít đường.
Thực phẩm chế biến sẵn
Những món ăn này có xu hướng chứa nhiều natri và chất béo bão hòa, những nghiên cứu cho thấy có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể. Việc sử dụng thực phẩm nguyên chất có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất là tối ưu cho sức khỏe.
Thức ăn cay
Người bị cảm cúm nên giảm tiêu thụ các thức ăn cay bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng và đường hô hấp, khiến các triệu chứng như ho, đau họng và nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số thức ăn cay sẽ gây khó tiêu, khiến người bệnh cảm thấy đau bụng và đầy hơi.
Thức ăn cứng
Cổ họng của người mắc bệnh cúm trở nên khó chịu và khó khăn hơn trong việc ăn uống. Do đó, để giảm thiểu cơn đau và không làm tình trạng thêm trầm trọng, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có kết cấu cứng. Các thức ăn cứng cũng có thể khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và đường ruột.
Đồ uống chứa caffeine
Chất caffeine có tác dụng lợi tiểu, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, vì vậy nên hạn chế hoặc tránh các đồ uống như cà phê, trà đen và soda khi đang bị cúm.
Đồ uống có cồn
Rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể khiến việc chống lại nhiễm cúm trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, giống như caffeine, rượu có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Khi bị cảm cúm, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như rau xanh, các loại hoa quả họ cam quýt, các loại hạt, thực phẩm có tính kháng viêm như gừng, tỏi... và uống nhiều nước ấm.
- Mắc cúm A có tự dùng thuốc Tamiflu được không?
- Số lượng trẻ mắc cúm A tăng cao, cha mẹ phòng tránh cho con thế nào?
- Có nên gội đầu khi bị cảm cúm không?