Dùng máy điều hòa không khí, áp dụng những mẹo này để kéo dài tuổi thọ của máy, tiết kiệm tiền triệu mỗi năm
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể kéo dài tuổi thọ của máy điều hòa từ 3–5 năm, giúp thiết bị vận hành bền bỉ, mát sâu và tiết kiệm đáng kể tiền điện.
Phòng không có máy lạnh vẫn 'mát lịm' với những mẹo nhỏ này, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm
Chọn vòi bếp “chuẩn xịn”: 8 gợi ý cần cân nhắc để không phải hối tiếc khi mua
Tuổi thọ trung bình của điều hòa là bao lâu?
Không có con số cố định cho tuổi thọ của máy điều hòa vì điều này phụ thuộc vào loại thiết bị, nhà sản xuất và cách bạn sử dụng. Trung bình, các hệ thống điều hòa trung tâm (HVAC) thường hoạt động ổn định trong khoảng 10 – 20 năm, trong khi máy điều hòa mini-split không ống dẫn có thể bền đến 20 năm nếu được bảo trì đúng cách.
Máy điều hòa gắn tường hoặc lắp cửa sổ thì tuổi thọ ngắn hơn, chỉ khoảng 8 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu được chọn đúng kích thước, lắp đặt chuẩn kỹ thuật và bảo trì thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sử dụng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của điều hòa
Bảo trì định kỳ máy điều hòa
Đây là yếu tố số một quyết định “tuổi thọ” của máy điều hòa. Việc thay lọc gió, làm sạch dàn nóng, dàn lạnh, kiểm tra ống dẫn và bảo dưỡng chuyên nghiệp định kỳ có thể giúp thiết bị vận hành ổn định trong nhiều năm.
Cường độ sử dụng
Điều hòa phải hoạt động liên tục ở nhiệt độ thấp sẽ dễ hỏng hóc hơn so với thiết bị được sử dụng hợp lý. Ngoài ra, chế độ “eco” hoặc sử dụng luân phiên với quạt sẽ giúp giảm tải đáng kể.

Môi trường khí hậu
Thiết bị đặt ở nơi nóng ẩm, sát biển hoặc khu vực ô nhiễm cao thường xuống cấp nhanh hơn vì ảnh hưởng từ độ ẩm, hơi muối và bụi bẩn.
Công nghệ máy
Những mẫu điều hòa thế hệ mới sử dụng công nghệ biến tần (inverter) thường bền và tiết kiệm điện hơn so với máy cũ.
7 mẹo tăng tuổi thọ cho máy điều hòa nhà bạn
Bảo trì định kỳ
Bảo trì máy điều hòa nên được thực hiện 2 lần/năm, vào đầu mùa nóng và mùa lạnh. Việc này giúp kịp thời phát hiện những hỏng hóc nhỏ trước khi chúng trở thành sự cố lớn, đồng thời đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru, tiết kiệm điện.
Vệ sinh lọc gió định kỳ
Bộ lọc gió bị bụi bẩn bám đầy sẽ cản trở luồng không khí, khiến máy phải hoạt động mạnh hơn để làm mát. Điều này vừa làm giảm hiệu suất, vừa rút ngắn tuổi thọ máy. Vì vậy, nên làm sạch lọc gió mỗi 1–2 tháng nếu sử dụng thường xuyên.
Một số mẫu lọc có thể rửa được, nhưng nếu lọc bị rách hoặc cũ, hãy thay mới để đảm bảo chất lượng không khí trong phòng.
Chọn đúng công suất
Nhiều người có thói quen chọn điều hòa công suất lớn hơn so với diện tích phòng để làm mát nhanh. Nhưng điều này lại gây phản tác dụng: máy sẽ bật – tắt liên tục, dễ hư hỏng, tiêu hao điện năng và giảm tuổi thọ. Ngược lại, máy quá nhỏ so với phòng sẽ phải chạy liên tục, gây quá tải.
Lời khuyên là nên tính toán công suất phù hợp với diện tích, ví dụ: phòng 15–20m² nên chọn máy từ 1–1.5 HP, phòng lớn hơn cần máy 2 HP trở lên.
Giữ khu vực dàn nóng sạch sẽ, thông thoáng
Dàn nóng đặt ngoài trời thường bị lá cây, bụi bẩn hoặc vật cản che khuất, làm giảm hiệu suất tản nhiệt. Nếu dàn nóng bị bít kín, máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn, dễ bị nóng và hao mòn nhanh.
Do đó, hãy đảm bảo khu vực quanh dàn nóng luôn thông thoáng, cách tường ít nhất 30 cm, và vệ sinh định kỳ để tránh tích tụ bụi bẩn.
Sử dụng thông minh thay vì bật max công suất
Việc đặt nhiệt độ quá thấp (như 18–20°C) không giúp làm mát nhanh hơn mà chỉ khiến máy “gồng mình” làm việc, hao điện và dễ hỏng. Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 25–27°C kết hợp quạt gió, vừa mát vừa tiết kiệm.
Ngoài ra, nên tắt điều hòa khi không sử dụng hoặc dùng chế độ hẹn giờ để máy không chạy suốt đêm.

Che nắng và cách nhiệt tốt cho phòng
Một căn phòng đón nắng trực tiếp cả ngày sẽ khiến điều hòa phải hoạt động hết công suất mới đủ mát. Do vậy, hãy lắp rèm chống nắng, phim cách nhiệt, trồng cây xanh hoặc che chắn cửa sổ để giảm nhiệt lượng hấp thụ từ bên ngoài. Điều này giúp máy làm mát hiệu quả hơn mà không cần gắng sức quá nhiều.
Đừng quên kiểm tra dấu hiệu bất thường
Nếu điều hòa phát ra tiếng kêu lạ, mùi khét hoặc làm mát chậm hơn bình thường, đừng cố “sống chung” mà hãy gọi kỹ thuật viên kiểm tra sớm. Việc sửa chữa kịp thời sẽ giúp máy không bị hỏng nặng, tránh phải thay cả hệ thống tốn kém.
Khi nào nên thay máy điều hòa mới?
Không thiết bị nào tồn tại mãi mãi. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng đã đến lúc bạn nên nghĩ đến chuyện “chia tay” chiếc máy điều hòa cũ:
-
Làm mát kém, dù đã vệ sinh và thay lọc
-
Máy hoạt động ồn ào, phát ra tiếng lạ
-
Có mùi hôi khó chịu mỗi khi khởi động máy
-
Chi phí sửa chữa tăng cao, sửa mãi không dứt điểm lỗi
-
Chất lượng không khí trong phòng kém đi rõ rệt
Việc sử dụng điều hòa đúng cách và bảo dưỡng thường xuyên không chỉ giúp tiết kiệm tiền điện, tiền sửa chữa mà còn đảm bảo thiết bị hoạt động bền bỉ suốt nhiều năm. Hãy áp dụng ngay những mẹo đơn giản kể trên ngay!