Mách bạn cách bảo quản gạo không bị sâu, mọt gây hỏng
Áp dụng các cách bảo quản gạo thông minh, bạn sẽ không còn lo ngại sâu mọt phá hoại gây mất chất dinh dưỡng cùng hương vị thơm ngon của nó.
Cách bảo quản chuối chín được lâu, không bị thâm đen
Mẹo hay giúp bạn bảo quản bánh trung thu được lâu
Bí quyết sắp xếp căn bếp gọn gàng, tiện lợi cho mọi gia đình
Gạo là nguồn thực phẩm được sử dụng hằng ngày trong mỗi bữa của gia đình người Việt. Đây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cùng lượng canxi, vitamin B6, magie, protein, kali,.. có lợi cho cơ thể.

Để đảm bảo giữ nguyên hương vị và các chất dinh dưỡng, cần có cách bảo quản gạo phù hợp. Đặc biệt, thời tiết mưa ẩm là điều kiện thuận lợi nhất cho loài sâu, mọt tấn công, phá hoại gạo.
Cách bảo quản gạo để không bị sâu, mọt
Đặt thùng gạo ở khu vực khô thoáng
Môi trường ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để sâu mọt sản sinh và phát triển. Bởi vậy, một trong những bí quyết tốt nhất để bảo vệ gạo là để nó ở khung vực khô thoáng, độ ẩm cao. Hãy để gạo ở vị trí cao, không đặt trực tiếp xuống nền đất. Đồng thời, hạn chế để nó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên cần lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với việc bảo quản lượng gạo nhỏ. Bởi vậy, hãy chỉ nên mua với lượng vừa đủ để nấu nướng trong thời gian ngắn.
Lựa chọn vật đựng phù hợp
Nhiều người thường trữ lúa, gạo trong các túi nilon lớn, cột lại bằng dây nịt. Tuy nhiên, phương pháp bảo quản này không mang lại hiệu quả cao, bởi lâu dài túi có thể bị thủng, rách hoặc dây buộc không kín sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Thay vào đó, sau khi sàng sảy sạch sẽ, bạn nên bảo quản gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn, có nắp đậy kín. Thùng đựng này được bán với nhiều mẫu mã, thiết kế nhỏ gọn, đựng được từ 10 - 40kg nên rất tiện lợi.

Ngoài ra, sử dụng lọ bình thủy tinh hay hộp trữ thực phẩm chuyên dụng có nắp đậy kín cũng giúp hạn chế mọt, mốc hiệu quả.
Bảo quản gạo bằng cách để trong tủ lạnh
Tủ lạnh không chỉ giúp mọi gia đình bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả,.. Bạn có thể thử cách cho gạo vào đây để hạn chế hư hỏng. Nhiệt độ trong tủ lạnh cũng là một trong những điều kiện lý tưởng để bảo quản gạo, bởi nó có thể tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của sâu, mọt hiệu quả.
Khi đựng gạo trong một chiếc hộp kín rồi bảo quản trong tủ lạnh, chất lượng và giá trị dinh dưỡng sẽ không bị biến đổi. Đồng thời, gạo cũng khó bị nhiễm các mùi khác.
Trường hợp tủ lạnh nhà bạn không có nhiều diện tích nhưng vẫn muốn bảo quản theo cách này, hãy chia nhỏ số lượng rồi đựng vào túi zip kín trước khi cho vào.
Sử dụng tỏi
Tỏi không chỉ có lợi cho cơ thể mà trong nó còn chứa chất allicin, một loại “penicillin tự nhiên” giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn nấm mốc phát triển. Tỏi cay, mùi hắc nên có tác dụng đuổi côn trùng hiệu quả.
Cách bảo quản gạo bằng tỏi đặc biệt đơn giản, bạn lấy một ít tỏi cho trực tiếp vào thùng gạo rồi để ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Dùng rượu trên 41 độ
Nếu đã cho gạo vào trong các thùng đựng kín nhưng trong khoảng thời gian ngắn vẫn xuất hiện sâu, mọt, hãy sử dụng mẹo sau:
Sử dụng một chai rượu trắng với nồng độ cao trên 41 độ, mở nắp rồi vùi nó vào thùng gạo. Lưu ý, cho miệng chai lộ ra cao hơn bề mặt gạo, sau đó đậy nắp thùng lại, để nơi thoáng mát và hạn chế xê dịch.

Mẹo này mang lại hiệu quả cao, bởi rượu dễ bay hơi, đồng thời cũng có tác dụng khử trùng, diệt côn trùng nên sẽ giúp gạo không bị nấm mốc, mọt.
Dùng tiêu
Tiêu cũng là một trong những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để diệt nấm tự nhiên. Nó có mùi hắc và mọt gạo rất "ghét" mùi này.
Chỉ cần chuẩn bị một chiếc túi vải mỏng (hay một chiếc khẩu trang 2 lớp có cắt một đầu), cho thêm một ít tiêu vào rồi thắt lại và vùi vào trong 4 góc của thùng gạo. Kế đó, bạn để thùng ở nơi thoáng mát, thông gió để ngừa sâu mọt tấn công.
Gợi ý cách xử lý gạo khi bị sâu mọt
Không ít người lựa chọn cách mang ra phơi nắng khi gạo bị sâu, mọt. Tuy nhiên, phương pháp này kém hiệu quả, bởi sâu mọt sợ ánh sáng nhưng không chết, chúng sẽ tìm cách lẩn trốn dưới những hạt gạo. Việc phơi nắng chỉ khiến gạo dễ bị khô nát, hương vị kém thơm ngon.
Cách tốt nhất là bạn cần phải sàng nhặt gạo để loại bỏ sâu, mọt, sau đó mang đi phơi ở nơi râm mát để số còn lại trong chúng tự rời đi. Khi kiểm tra thấy sâu, mọt đã hoàn toàn biến mất, cho gạo vào thùng để bảo quản với những cách như trên.
Trường hợp gạo đã bị hỏng nhiều, số lượng sâu, mọt lớn thì bạn không nên tiếp tục sử dụng nó.