Chủ nhật, 18/05/2025
logo
Tư vấn tiêu dùng

Lập ngân sách làm đẹp thông minh: Bí kíp mua skincare – makeup không “vung tay quá trán”

Vi An Thứ bảy, 17/05/2025, 19:10 (GMT+7)

Từng có thời gian “cháy túi” vì mua hàng theo trend, Ngọc Hân (27 tuổi, nhân viên marketing ở Hà Nội) giờ đã trở thành người tiêu dùng có chiến lược. 

Làm sao để ngừng chi tiêu quá đà? 8 mẹo đơn giản giúp bạn kiểm soát ví tiền hiệu quả

Gia đình 4 người sống khỏe với 10 triệu/tháng: Mẹ đảm Hà Tĩnh bật mí mẹo chi tiêu theo kiểu Nhật giúp tiết kiệm hiệu quả

Lập ngân sách không khó: 7 mẹo thực tế giúp người Việt ‘trị’ thói chi tiêu cảm tính

“Mình vẫn nghiện skincare, vẫn mê makeup, nhưng không còn vung tay quá trán như trước nữa. Tất cả đều nằm trong kế hoạch tài chính hàng tháng", Hân chia sẻ.

Không mua ngay – Áp dụng quy tắc 3 ngày

Với mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng, Hân tự đặt ra nguyên tắc: chi tiêu cho mỹ phẩm không vượt quá 5–8% thu nhập. Ngân sách đó bao gồm tất cả: từ sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng cho đến son, phấn. “Mình thường chia nhỏ thành hai khoản – skincare thiết yếu và makeup theo nhu cầu. Nếu tháng này mua serum mới, mình sẽ không mua đồ trang điểm. Cứ thế, xoay vòng thôi".

ngan-sach-1448
Ảnh minh họa

Ngọc Hân có một nguyên tắc rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả: bất kỳ món đồ nào thấy thích, cô đều để 3 ngày sau mới quyết định. “Rất nhiều lần sau 3 ngày mình đã hết hứng, hoặc đọc kỹ review thì thấy không phù hợp. Cách này giúp mình tránh những lần mua vì cảm xúc bốc đồng”.

Ngoài ra, cô thường chỉ mua trong các đợt giảm giá lớn như 11.11, Tết, hoặc săn deal từ những sàn thương mại điện tử uy tín. “Tính ra, mình tiết kiệm được cả triệu mỗi năm chỉ nhờ biết chờ đúng thời điểm".

Lựa chọn thông minh: ít nhưng chất

Từng chạy theo trend dưỡng da 10 bước như các beauty blogger, Hân nhận ra làn da không hề cải thiện, thậm chí còn bị bí bách. “Giờ thì mình tối giản, chỉ giữ 3 món cơ bản: làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng. Nếu da có vấn đề, mình mới bổ sung thêm treatment”.

Cô cũng ưu tiên sản phẩm dung tích nhỏ hoặc dạng refill để dùng thử, tránh lãng phí nếu không hợp. “Skincare là thứ phải hợp da, không phải cứ đắt là tốt. Mình luôn thử trước, cân nhắc kỹ trước khi gắn bó lâu dài với sản phẩm nào đó".

Tận dụng ưu đãi, chia sẻ cùng bạn bè

Một mẹo khác được Hân áp dụng thường xuyên là chia sẻ đơn hàng với bạn bè để được freeship hoặc nhận thêm quà tặng. “Đôi khi tụi mình còn trao đổi mỹ phẩm không hợp nhau nữa, rất tiết kiệm”.

kinh-doanh-theo-nhom-sp-coanmy-blog-131-1452
Ảnh minh họa

Cô cũng tận dụng các chương trình tích điểm, hoàn tiền từ ví điện tử hoặc thương hiệu mỹ phẩm quen dùng. “Nhiều lần đổi được son, sữa rửa mặt mà không phải bỏ thêm đồng nào”.

Vẫn được yêu chiều bản thân mà ví tiền không kêu cứu

“Làm đẹp là để mình thấy vui, nhưng tiêu xài quá tay thì lại sinh stress. Từ ngày lập ngân sách cho khoản này, mình vừa chăm da tốt hơn, vừa thấy bản thân trưởng thành hơn trong quản lý chi tiêu,” Ngọc Hân cười nói.

Không cần phải “đổ đống tiền” mới đẹp. Với một kế hoạch tài chính rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể tự tin mua mỹ phẩm, chăm sóc bản thân mà vẫn đảm bảo sự ổn định cho túi tiền.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục