Học ngoại thương ra làm gì? Tại sao nên học ngành ngoại thương?
Học ngoại thương ra làm gì và tại sao nên chọn ngành này? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang có xu hướng phát triển vượt ngoài phạm vi lãnh thổ, cũng có nghĩa nhu cầu hội nhập, giao thương ngày càng tăng. Vậy sau khi học ngành ngoại thương, sinh viên sẽ làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Ngành ngoại thương là gì?
Muốn biết học ngoại thương ra làm gì, trước mắt ta phải biết được ngành ngoại thương là gì. Ngoại thương không chỉ đơn thuần là việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ mà còn là mô hình kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Cũng có thể hiểu rằng, ngoại thương bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế vượt khỏi phạm vi của một đất nước. Hoặc, các doanh nghiệp trong nước xuất/nhập khẩu hàng hóa cho các đơn vị, tổ chức nước ngoài cũng thuộc ngành ngoại thương.
Xét về bản chất, các hoạt động ngoại thương tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tạm xuất, chuyển khẩu,… và được thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ.
Học ngoại thương ra làm gì?
Học ngoại thương ra làm gì? Tốt nghiệp ngành Ngoại thương mở ra cho tân cử nhân nhiều cơ hội việc làm phong phú và hấp dẫn. Sinh viên sau khi ra trường có thể nộp đơn xin việc vào các doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài.
Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngoại thương bao gồm các vị trí như chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh quốc tế, chuyên viên marketing quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiều công việc khác liên quan đến thương mại và giao thương quốc tế. Dưới đây là một số công việc phổ biến dành cho sinh viên ngành Ngoại thương sau khi tốt nghiệp:
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Như đã đề cập ở trên, tốt nghiệp ngành Ngoại thương mở ra cho tân cử nhân nhiều cơ hội việc làm phong phú và hấp dẫn. Sinh viên sau khi ra trường có thể tìm kiếm công việc phù hợp trong lĩnh vực này. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là nghiên cứu và hoạch định chiến lược mở rộng thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Ngoài ra, bạn còn phải tìm kiếm nguồn khách hàng mới, thương lượng và ký hợp đồng ngoại thương với họ để hưởng hoa hồng từ doanh số đạt được. Cơ hội làm việc trong ngành Ngoại thương là sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai quan tâm về việc học ngoại thương ra làm gì.
Học ngoại thương ra làm gì? - Nhân viên Logistic
Tuy rằng số lượng công ty tuyển dụng vị trí nhân viên Logistic không nhiều, tiêu chuẩn cũng khắt khe hơn, nhưng vị trí này đem lại cho người đảm nhiệm mức lương khá tốt và cơ hội thăng tiến cao. Đối với sinh viên chưa biết học ngoại thương ra làm gì, vị trí nhân viên Logistic là một trong những lựa chọn hấp dẫn trong lĩnh vực này. Theo đó, nhân viên Logistic sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:
– Làm lệnh sản xuất phần mềm xuất nhập khẩu;
– Theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa tại nhà máy, công xưởng;
– Lên kế hoạch đóng gói và xuất hàng;
– Đàm phán với các hãng tàu vận chuyển về giá cả, thời gian, điều kiện chuyên chở;
– Phối hợp với nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu để giải quyết các vấn đề phát sinh;
Ngoài ra, nhân viên Logistic còn chịu trách nhiệm giám sát các lô hàng bên đối tác vận chuyển và xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận chuyển. Với nhiều cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn, vị trí này đáng được cân nhắc bởi những ai quan tâm và học ngoại thương ra làm gì.
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
Sinh viên lăn tăn chưa biết học ngoại thương ra làm gì có thể hoàn toàn nộp CV vào vị trí nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Công việc này đòi hỏi sự tập trung tốt, cẩn thận và chịu được áp lực cao do tính chất đặc thù liên quan trực tiếp đến giấy tờ và rất nhiều thông tin, số liệu. Sau khi tốt nghiệp ngành ngoại thương, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu sẽ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như:
– Liên hệ với hãng tàu để lên lịch vận chuyển dựa trên hóa đơn từ khách hàng;
– Soạn thảo hợp đồng, hóa đơn, các loại giấy tờ chuyên biệt như DO, PO, Packing List…;
– Thực hiện thanh toán hợp đồng quốc tế, kiểm tra và quản lý các chi phí như phí thuê cont, thuê bãi, phí DEM;
– Xin giấy kiểm định từ cơ quan chức năng đối với các loại hàng hóa đặc biệt;
– Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ về hàng hóa cần vận chuyển;
– Lưu trữ, sắp xếp và quản lý chứng từ;
Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng
Sau khi tốt nghiệp ngành học ngoại thương, sinh viên có thể làm việc ở bộ phận mua hàng với vị trí là nhân viên xuất nhập khẩu. Tại vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về khâu quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của các đối tác cung ứng hàng hóa.
Đồng thời, bạn cũng phải theo dõi tình trạng thanh toán chi phí theo từng khoản trong mỗi lô hàng thông quan, cập nhật quá trình di chuyển hàng trên các hãng tàu và ghi chú ngày giờ hàng về kho. Với vai trò quan trọng này, bạn cần có sự tỉ mỉ, chính xác và kiên nhẫn trong việc xử lý thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Tại sao nên học ngành ngoại thương?
Học ngành Ngoại thương không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, mà còn giúp sinh viên tiếp cận "điểm vàng" đầu tư tại Đông Nam Á. Việc này thu hút nhiều nguồn lực nước ngoài và tạo ra môi trường hoạt động ngoại thương sôi nổi, nhộn nhịp. Điều đó đồng nghĩa với việc tỉ lệ thất nghiệp trong ngành này thấp hơn so với các ngành khác. Học ngoại thương ra làm gì? Học ngoại thương mở ra nhiều cơ hội tiếp cận việc làm cao trong tương lai, tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn so với các ngành khác.
Bên cạnh đó, khi đăng ký học ngoại thương, bạn sẽ am hiểu sâu rộng về thị trường trong và ngoài nước, kết hợp thêm nền tảng tiếng Anh tốt thì bạn hoàn toàn có thể “đá chéo sân” sang các lĩnh vực khác về kinh tế. Bạn hoàn toàn có cơ hội nộp đơn vào các công ty đa quốc gia, công ty lớn với vị trí việc làm đa dạng và mức lương hậu hĩnh.
Những kỹ năng cần có khi theo ngành ngoại thương
Dù sau khi bạn học ngoại thương làm gì thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân của bạn, và những bạn trẻ biết nỗ lực, cố gắng, không ngại chịu khó chịu khổ sẽ luôn có nhiều cơ hội tìm được công việc phù hợp và thăng tiến cực nhanh trong tương lai. Ngoài việc học kiến thức chuyên ngành, bạn cần nỗ lực trau dồi kỹ năng mềm và kỹ năng cứng như giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống, Tiếng Anh, thương lượng,...
Trong số các kỹ năng trên, Ngoại ngữ là một kỹ năng bắt buộc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Ngoại thương cần phải có. Bạn sẽ thường xuyên phải xử lý những công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, và xử lý những văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động mua bán với đối tác nước ngoài. Vậy nên hãy trau dồi kỹ năng ngoại ngữ từng ngày.
Tổng kết lại, học ngoại thương ra làm gì là một câu hỏi được quan tâm khá nhiều trong thời đại hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về công việc ngành ngoại thương. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chọn nghề - chọn trường của Tiếp thị và Gia đình để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành nghề phù hợp với bạn nhé!