4 loại hải sản khoái khẩu của người Việt nhưng lại là “ổ ký sinh trùng”, nhất là loại số 3
Hải sản là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng an toàn tuyệt đối. Một số món quen thuộc có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nếu không được chế biến đúng cách.
7 công thức món nướng chay nóng hổi, thơm lừng, ăn ngày lạnh là 'bá cháy'
3 loại gia vị tự nhiên là “vua khử mùi tanh” hiệu quả, giúp món ăn thêm hấp dẫn
Hai loại hải sản người Việt thích ăn có nguy cơ nhiễm vi nhựa
Ký sinh trùng là những “sát thủ ẩn mình” có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người một cách âm thầm nhưng nguy hiểm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt là hải sản, và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng tiêu hóa, tổn thương gan, ảnh hưởng hệ thần kinh, thậm chí có nguy cơ gây mù lòa hoặc tử vong.
Dưới đây là 4 loại hải sản quen thuộc, được nhiều người ưa chuộng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao mà bạn cần đặc biệt lưu ý:
4 loại hải sản nên lưu ý khi ăn
Sò điệp
Sò điệp là loại hải sản giàu dinh dưỡng, được yêu thích trong nhiều món ăn như nướng mỡ hành, xào bơ tỏi hay sashimi. Tuy nhiên, ít ai biết được loại hải sản này sống dưới đáy biển và hoạt động dưới cơ chế lọc nước để hấp thụ thức ăn. Vì vậy, chúng rất dễ tích tụ vi khuẩn, ký sinh trùng đặc biệt là kim loại nặng từ môi trường nước xung quanh.
Những ký sinh trùng trong sò điệp có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí ảnh hưởng đến gan và hệ thần kinh. Nguy hiểm hơn, vỏ sò điệp làm sạch cực khó trong khi nhiều người lại chế biến chúng mà giữ nguyên vỏ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn sò điệp tươi sống, chế biến kỹ lưỡng và tránh ăn sống nếu không có nguồn cung cấp đảm bảo vệ sinh.
Lươn
Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ngon như lươn om chuối đậu, cháo lươn hay lươn xào sả ớt. Tuy nhiên, lươn sống trong môi trường bùn lầy, ao hồ nên rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
Khi vào cơ thể người qua thịt lươn chưa nấu chín, loại ký sinh trùng này có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, gan, phổi, thậm chí di chuyển lên não hoặc mắt, gây biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nấu lươn chín kỹ ở nhiệt độ cao, tránh ăn lươn tái, lươn gỏi hoặc lươn nấu chưa đủ thời gian.
Cá hồi
Cá hồi được nhiều người yêu thích vì thịt mềm, béo và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những loại hải sản dễ nhiễm ký sinh trùng nếu không được xử lý đúng cách, đặc biệt là giun anisakis.
Loại giun này có thể tồn tại trong cơ thể cá hồi từ khi chúng còn bơi lội ngoài đại dương. Khi chúng ta ăn phải cá hồi chưa qua chế biến kỹ, ấu trùng anisakis sẽ bám vào thành ruột, gây ra nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng, dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn và thậm chí thủng ruột nếu không được điều trị kịp thời.
Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng càng cao khi ăn cá hồi sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, như sashimi, sushi hay gỏi cá. Để giảm nguy cơ, bạn nên chọn cá hồi có nguồn gốc rõ ràng, được cấp đông ở nhiệt độ -20°C trong ít nhất 7 ngày hoặc -35°C trong 15 giờ trước khi ăn sống. Nếu nấu chín, hãy đảm bảo cá đạt ít nhất 63°C để tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng.
Mực
Mực là món hải sản yêu thích của nhiều người nhờ hương vị thơm ngon, dai giòn và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, mực cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun tròn nnisakis giống như cá hồi. Nguy cơ này đặc biệt cao khi ăn mực sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, như sashimi, mực tái chanh hoặc gỏi mực.
Ngoài ra, mực sống trong môi trường biển cũng có thể hấp thụ các vi khuẩn gây bệnh từ nước biển ô nhiễm. Nếu không làm sạch, loại hải sản này có thể thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn Vibrio có thể gây tiêu chảy cấp, nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên nấu mực ở nhiệt độ trên 60°C hoặc cấp đông ở -20°C trong ít nhất 7 ngày trước khi ăn sống. Ngoài ra, khi sơ chế, hãy loại bỏ hoàn toàn nội tạng mực, vì đây là nơi ký sinh trùng thường trú ngụ.
Làm sao để ăn hải sản an toàn?
- Hải sản cần được chế biến ở nhiệt độ ít nhất 63°C để tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn có hại.
- Tránh ăn sống hoặc tái như gỏi, sashimi nếu không đảm bảo nguồn gốc an toàn.
- Mua hải sản từ các địa điểm uy tín, có kiểm định an toàn thực phẩm.
- Tránh sử dụng hải sản đã chết, có mùi lạ hoặc màu sắc bất thường.
- Ngâm nước muối loãng, rửa sạch dưới vòi nước chảy.
- Với động vật có vỏ như sò, ốc, ngâm trong nước sạch vài giờ để loại bỏ cát và tạp chất.
- Nếu muốn ăn sống, nên cấp đông ở nhiệt độ -20°C trong ít nhất 7 ngày để tiêu diệt ký sinh trùng.
- Không rã đông bằng nước ấm hoặc để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
- Người có cơ địa dị ứng, hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa kỹ.
- Kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ tiêu hóa và tăng đề kháng.