Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 27/06/2023, 16:30 (GMT+7)

Gánh nặng thuế xăng dầu ngày càng tăng

Sáng 27/6, nghiên cứu “Những đặc điểm cần lưu ý của thị trường xăng dầu Việt Nam và sự ảnh hưởng đến phúc lợi hộ gia đình” được công bố.

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu 

VESS nhận định, xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng. Do đó, việc đánh các loại thuế với mặt hàng xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và chi tiêu của hộ gia đình.

Tại Việt Nam, hiện mỗi lít xăng, dầu bán ra đang phải chịu các loại thuế như: Giá trị gia tăng (10%), nhập khẩu (khoảng 10%), tiêu thụ đặc biệt (từ 8%-10%) và bảo vệ môi trường. Chỉ trong vòng hai tháng (12/4/2022 đến 13/6/2022), giá xăng dầu đã tăng liên tục 6 lần, vượt mức 32.000 đồng/lít (tăng gần 50% so với đầu năm 2022) và vượt đỉnh lịch sử tháng 7/2014 (26.140 đồng/lít).

356387468_571888008448975_3895159328982321622_n

Điều này đồng nghĩa với việc gánh nặng thuế đối với người tiêu dùng ngày càng gia tăng và tạo sức ép phải giảm bớt gánh nặng này. Tuy nhiên, thuế xăng dầu hiện đang đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước. Việc giảm thuế sẽ dẫn tới hao hụt không hề nhỏ, gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác.

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) Nguyễn Đức Thành cho biết thông qua nghiên cứu và tìm hiểu các đặc điểm chính của thị trường xăng dầu xăng dầu Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã có cái nhìn tổng quan về thị trường này. Các quy định chi tiết và chặt chẽ trong Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP được xem như nhằm hướng tới mục đích duy trì ổn định của thị trường xăng dầu cũng như sự an toàn trong lao động và kinh doanh.

Xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu 

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành khẳng định việc đánh các loại thuế đối với mặt hàng xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và chi tiêu của hộ gia đình. Dựa trên phân tích về chi tiêu cho xăng dầu của các hộ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2012-2018, Nhóm nghiên cứu nhận thấy các hộ gia đình có thu nhập thấp có xu hướng tăng tiêu dùng cho xăng dầu qua các năm, đồng thời số hộ sử dụng xăng dầu tăng theo thời gian.

356688285_571887415115701_7245278300658349888_n
Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam.

Hộ gia đình thu nhập thấp có ít khả năng tiết kiệm chi tiêu xăng dầu hơn hộ gia đình có thu nhập cao bởi vì họ tiêu dùng xăng dầu ở mức cần thiết nên ít bị co dãn về giá đối với mặt hàng này. Các hộ này thường tập trung nhiều hơn ở các vùng kém phát triển kể cả về kinh tế cũng như hạ tầng giao thông, ở nông thôn hay ở miền núi.

Mặc dù giá xăng dầu bán lẻ của Việt Nam ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng so với thu nhập bình quân đầu người thì mức giá này ở vị trí cao hơn so với một vài quốc gia phát triển hoặc có cùng điều kiện về kinh tế như Mỹ, Nga, Malaysia, Indonesia… Trong khi đó, nhóm hộ dễ bị ảnh hưởng nhất bởi sự biến động mạnh của giá xăng dầu lại là các hộ gia đình có thu nhập thấp, tập trung đông ở các vùng kém phát triển, đại diện Nhóm nghiên cứu phân tích.

Đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích

VESS cho biết, mặc dù giá xăng dầu bán lẻ của Việt Nam ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng so với thu nhập bình quân đầu người thì mức giá này ở vị trí cao hơn so với một vài quốc gia phát triển hoặc có cùng điều kiện về kinh tế như Mỹ, Nga, Malaysia, Indonesia…

Để tăng tính cạnh tranh trong thị trường kinh doanh xăng dầu, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp: Chính phủ và các cơ quan ban nghành liên quan cần tính đúng và tính đủ giá xăng dầu cơ sở, đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ và Chính phủ...

356224002_571887865115656_3039942817020071561_n
Toàn cảnh buổi hội thảo.

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu biến động liên tục như hiện nay, cách tính các khoản thuế lên mặt hàng xăng dầu có thể không còn phù hợp.

Nhóm tác giả khuyến nghị thay đổi cách áp hai khoản thuế Bảo vệ môi trường hoặc thuế Tiêu thụ đặc biệt theo hướng như các quốc gia khác trên thế giới là gộp hai loại vào một hoặc bỏ một trong hai loại thuế trên; sử dụng thuế tuyệt đối thay vì thuế tương đối, cụ thể với thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức gợi ý là 2000 đồng/lít…

Từ khóa:
Cùng chuyên mục