EVN lý giải vì sao giá điện chỉ tăng, không giảm
Mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có những chia sẻ liên quan đến việc giá điện liên tiếp tăng trong thời gian qua.
Tại hội nghị tổng kết Tập đoàn Điện lực Việt Nam sáng 2/1, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, việc tăng giá điệp liên tiếp trong thời gian qua cần được giải thích rõ để khách hàng thấu hiểu, cũng là câu trả lời cho câu hỏi của dư luận về việc tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thông thường, sản lượng thủy điện của Việt Nam đạt 35% hoặc cao hơn, nhưng trong năm 2023, nhiều hồ thủy điện đã về mực nước chết do hạn hán nên sản lượng của nguồn thủy điện chỉ đạt 28,4%.
Trong khi đó, nhiệt điện than - nguồn năng lượng chiếm tỉ trọng 33,2% nhưng năm 2023 sản xuất được 46,2%; nguồn tuabin khí và nhiệt điện dầu chiếm tỉ trọng 10,3% nhưng sản xuất được 9,8%; nhập khẩu điện chiếm tỉ trọng rất ít 1,46%; năng lượng tái tạo có công suất đặt chiếm 26,9%, nhưng sản xuất đạt 13%.
Hiện, thủy điện vẫn là nguồn nhiên liệu có giá ổn định nhất, song chỉ chiếm 28,4% tổng công suất nguồn điện. Còn năng lượng tái tạo vẫn nằm ở mức giá rất cao, nếu xét theo giá thành 9,35 cent theo Fit 1 thì vượt giá thành bán ra của EVN.
“Với cơ cấu nguồn như vậy, chúng ta thấy, giá thành điện của chúng ta chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả nguồn thuỷ điện cũng là tài nguyên. Trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt, giá thành chỉ có tăng, không có chuyện xuống" - ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông, hiện nay đang có sự chênh lệch về chi phí sản xuất và giá thành bán ra. Trong khi tổng chi phí bình quân các khâu phát điện, truyền tải, phân phối là 2.092,78 đồng/kWh thì giá thành bán ra chỉ dừng lại ở mức 1.950 đồng/kWh.
Đáng chú ý, trong tổng chi phí bình quân là 2.092,78 đồng/kWh, giá thành sản xuất phải mua điện từ các đơn vị của EVN và các doanh nghiệp ngoài EVN là xấp xỉ 1.620 đồng/kWh, tương đương tỉ trọng mua điện chiếm 80% chi phí tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện. Như vậy, EVN chì còn 20% cho các khâu này.
Trong khi đó, ở các nước giá thành mua điện chỉ khoảng 50% so với giá bán, còn lại 50% là dành cho các chi phí liên quan truyền tải, phân phối, quản lý vận hành. Sự chênh lệch này theo ông Nguyễn Anh Tuấn khiến bản thân Tập đoàn và các đơn vị rất khó cân đối và tối ưu hóa. Do vậy, năm 2024 cần có sự điều chỉnh chính sách về giá điện bán lẻ thì mới giải quyết được những khó khăn về tài chính của EVN.
Năm 2023, quy mô hệ thống điện của Việt Nam đứng đầu ASEAN với tổng công suất đạt nguồn điện toàn hệ thống đạt hơn 80.000 MW, tăng gần 3.000 MW so với năm 2022. Trong đó, tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo là hơn 21.000 MW.
Tuy nhiên công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành cung ứng điện còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng phải thực hiện tiết kiệm điện ở một số địa phương khu vực phía Bắc hồi đầu tháng 6/2023. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xác định do xảy ra đồng thời nhiều yếu tố bất lợi, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan như dự phòng nguồn điện khu vực miền Bắc rất thấp, ảnh hưởng El Nino dẫn đến hạn hạn kéo dài lưu lượng nước về các hồ thủy điện giảm thấp đột ngột...
- Áp dụng biểu giá điện 5 bậc, 98% hộ dùng điện sẽ trả ít tiền hơn
- Giá điện còn 5 bậc, người tiêu dùng lợi hay thiệt?
- Đề xuất biểu giá điện sinh hoạt mới, cao nhất hơn 3.600 đồng/kWh
- Điểm danh những xu hướng áo dài Tết Giáp Thìn 2024
- Táo quân 2024 có đạo diễn mới, thay luôn vai diễn "Cô Đẩu"?
- Miền Bắc oi bức, tăng nhiệt lên 28 độ trước khi đón không khí lạnh vào ngày mai
- Gợi ý 6 mẫu xe sedan tuyệt đẹp nên mua đi chơi dịp Tết
- 5 điểm nhất định phải đến trong tháng 1
- Số trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch?