Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Cha mẹ cần làm gì?
Khi nuôi dậy con, cha mẹ luôn muốn con cái mình được phát triển bình thường như bao em bé cùng trang lứa. Vậy nên câu hỏi "em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không" là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé.
Cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé
Những cột mốc triển ngôn ngữ của bé là một quá trình quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của bé:
Giai đoạn từ 0-6 tháng:
-
Bé thể hiện sự tương tác qua tiếng khóc, cười, và gương mặt.
-
Bắt đầu nhận biết giọng nói của cha mẹ.
Giai đoạn từ 6-12 tháng:
-
Bé bắt đầu làm ra những âm thanh đơn giản như "ba-ba" hoặc "ma-ma."
-
Hiểu một số từ đơn giản như "mẹ," "bố," và "nói chuyện."
Giai đoạn từ 12-18 tháng:
-
Bé có thể nói một từ đơn đến việc nói một vài từ đơn giản. Bé có thể nói "không" và "có" để thể hiện ý muốn hoặc cảm xúc của mình.
-
Bé có thể hiểu được nhiều hơn so với những gì bé có thể nói ra.
Giai đoạn từ 18-24 tháng:
-
Bé bắt đầu tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn và cảm xúc của mình.
-
Hiểu được một số khái niệm trừu tượng như "nhiều" và "ít."
Giai đoạn từ 2-3 tuổi:
-
Sự phát triển nhanh chóng trong việc bé có thể sử dụng câu hỏi và câu trả lời.
-
Bé có thể kể chuyện ngắn và sử dụng ngôn ngữ để xác định vị trí, màu sắc, và kích thước của đồ vật.
Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không?
Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? - Dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ của bé thì khi bé đạt 2 tuổi thì phần lớn trong giai đoạn này đã có thể sử dụng ngôn ngữ ở một mức nhất định. Tuy nhiên tùy vào mức độ phát triển của mỗi trẻ thì vẫn có những trường hợp bé đã được 2 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói.
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế thì khi trẻ nhỏ được sinh ra đã tiếp xúc với ngôn ngữ tự nhiên. Trẻ cũng có thể thông qua việc bắt chước, lắng nghe để phát tiển khả năng giao tiếp. Vì vậy khi em bé 2 tuổi chưa biết nói cần được tiến hành đưa bé đi thăm khám và chuẩn đoán sớm nhất để tránh các hệ lụy nguy hiểm đáng tiếp. Một số ảnh hưởng đến bé khi 2 tuổi chưa nói được như:
-
Bé gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác với người khác
-
Khó xây dựng những mối quan hệ xung quanh và duy trì những mối quan hệ này
-
Hạn chế khả năng học tập tiếp thu của trẻ
-
Trẻ có xu hướng mặc cảm và thu mình
-
Khó phát triển kỹ năng sống được tốt nhất
Qua đây, thấy rằng tình trạng trẻ 2 tuổi chưa nói được là khá nghiêm trọng. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và chủ động đưa con đến cơ y tế để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.
Vì sao bé 2 tuổi rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Phát triển ngôn ngữ chậm hơn: Một số trẻ có sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng trang lứa. Điều này có thể do yếu tố di truyền hoặc môi trường xung quanh trẻ không đủ thú vị hoặc thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ.
Môi trường gia đình: Trẻ 2 tuổi thường học ngôn ngữ từ môi trường xung quanh, đặc biệt là gia đình. Nếu gia đình ít nói chuyện, không tương tác nhiều với trẻ hoặc không khuyến khích trẻ nói, thì trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ.
Rối loạn phát triển ngôn ngữ: Một số trẻ có thể trải qua các rối loạn phát triển ngôn ngữ, như rối loạn phản xạ ngôn ngữ hoặc rối loạn phản xạ âm thanh.
Vấn đề sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như vấn đề về thính lực hoặc vấn đề về hệ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến khả năng trẻ phát triển ngôn ngữ.
Nếu bạn lo lắng về việc phát triển ngôn ngữ của bé 2 tuổi, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trẻ em. Họ có thể đánh giá tình hình cụ thể của bé và đề xuất các biện pháp hỗ trợ hoặc chương trình can thiệp phù hợp để giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Cách tập cho bé 2 tuổi chưa biết nói
Ngoài việc đưa bé đến cơ sở y tế trị liệu cha mẹ cũng là người đồng hành tốt nhất cùng bé, giúp bé có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Dưới đây là môt số việc cha mẹ cần làm để giúp bé tốt hơn trong giai đoạn này.
Dành thời gian giao tiếp với bé: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, để hát, kích thích khả năng nói chuyện của bé.
Phát âm đơn giản: Cha mẹ nên khuyên khích con nói những chữ cái đơn giản, sau khi bé đã nói tốt hơn thì có thể ghép các chữ thành các chữ hoàn chỉnh. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian nên đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ.
Đọc sách với bé: Việc cha mẹ đọc sách với con là cơ hội lớn để con có thể tiếp xúc với ngôn ngữ và hình ảnh một cách tốt nhất. Trong quá trình đọc sách cho con nghe hãy cố gắng giao tiếp với bé để kích thích khả năng nói của bé.
Qua bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình cũng đã giải đáp thắc mắc câu hỏi “em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không”. Với những chia sẻ này mong rằng cha mẹ sẽ hiểu hơn rõ và có kinh nghiệm trọng việc xử lý nếu không may bé nhà mình mắc phải. Chúng tôi luôn mong các bé đươc phát triển một cách khỏe mạnh nhất và chúc hành trình nuôi dưỡng các con của cha mẹ được thuận lợi.