Chủ nhật, 13/04/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Chuyên gia gợi ý công thức chi tiêu giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, không lo đau đầu cuối tháng

Vi An (Theo Nypost) Thứ tư, 09/04/2025, 07:30 (GMT+7)

Chỉ cần một công thức đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm chủ chi tiêu, cắt giảm áp lực “hết tiền trước khi hết tháng”, và tận hưởng cuộc sống với số tiền mình đang có. 

Giá thịt heo lên cao, người dân thắt chặt chi tiêu, tiểu thương than ế

Bật mí 5 mẹo 'nhỏ nhưng có võ' giúp lập ngân sách chi tiêu hiệu quả, ai cũng nên biết để tránh tiêu dùng quá mức

Người tiêu dùng Đông Nam Á dè dặt chi tiêu vì sợ lạm phát

Lập ngân sách là một trong những cách phổ biến nhất để quản lý tiền bạc - dù bạn có nhiều hay ít - nhưng làm sao để biết phương pháp nào là phù hợp với bạn?

“Cũng như bất kỳ kế hoạch ngân sách nào, cách bạn phân bổ thu nhập sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân của bạn. Điều quan trọng là phải xây dựng một ngân sách mà bạn thực sự có thể gắn bó lâu dài”, theo Courtney Alev, chuyên gia tài chính tiêu dùng của công ty tài chính đa quốc gia Mỹ Credit Karma.

“Một trong những cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng tài chính là hành động - dù những bước đầu tiên có vẻ nhỏ bé đến đâu".

Theo anh, quy tắc 75/15/10 hướng dẫn bạn phân chia thu nhập theo tỉ lệ: 75% cho các nhu cầu thiết yếu như chi phí sinh hoạt hằng ngày (nhà ở, hóa đơn, thực phẩm), 15% dành cho đầu tư dài hạn và 10% cho tiết kiệm ngắn hạn.

Phương pháp này cho phép bạn chi tiêu thoải mái hơn so với nhiều kế hoạch ngân sách phổ biến khác và tập trung vào việc xây dựng tài sản. Tuy nhiên, nó lại không chừa nhiều “khoảng trống” cho các khoản chi phát sinh bất ngờ hoặc để trả các khoản nợ lớn.

unnamed-2037
Chuyên gia gợi ý quy tắc 75/15/10 để quản lý tài chính hiệu quả

Trước đây, các chuyên gia từng đề xuất nhiều phương pháp lập ngân sách theo tỷ lệ phần trăm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các công thức 50/30/20 và 60/30/10. Nhìn qua có vẻ giống nhau, nhưng thực tế mỗi công thức lại mang triết lý quản lý tài chính rất khác biệt.

Hai phương pháp này tập trung ít hơn vào việc xây dựng tài sản, và thiên về việc đảm bảo bạn vẫn có những “niềm vui nho nhỏ” trong cuộc sống — dù là một món đồ yêu thích hay một chuyến bay đến điểm đến mơ ước.

Phương pháp 50/30/20 khuyến khích phân bổ 50% thu nhập sau thuế cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho các mong muốn cá nhân và 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ.

Tuy nhiên, vì ngày càng nhiều người cảm thấy khó đáp ứng các nhu cầu cơ bản chỉ với một nửa thu nhập, phương án này đã được điều chỉnh thành mô hình 60/30/10 - tức là dành 60% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho mong muốn và 10% còn lại cho tiết kiệm.

Michelle Waymire, chuyên gia tư vấn tài chính và lập kế hoạch tài chính được chứng nhận ở Mỹ nhận định giá nhà tiền thuê, lãi suất và chi phí các mặt hàng thiết yếu đều tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Một khảo sát đầu năm 2025 do Talker Research thực hiện với 2.000 người Mỹ đang đi làm và có thu nhập dưới 75.000 USD/năm cho thấy trung bình họ dành phần lớn thu nhập của họ (64%) cho các “nhu cầu thiết yếu” như thực phẩm, hóa đơn và nhà ở. Khoảng 16% dành cho “mong muốn cá nhân”, và 16% còn lại được đưa vào tiết kiệm.

Tuy nhiên, hơn một nửa số người được hỏi (56%) thừa nhận rằng họ gửi vào tài khoản tiết kiệm chưa đến 10% thu nhập mỗi kỳ - và đáng chú ý, có tới 23% không thể nhớ lần cuối cùng mình tiết kiệm được 20% thu nhập là khi nào.

Lập ngân sách là một cách hiệu quả để quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt hữu ích với phần lớn người Mỹ - những người thường tiêu hết tiền lương trước cả khi nhận. Tuy vậy, chuyên gia tài chính Michelle Waymire nhấn mạnh rằng các phương pháp lập ngân sách như 50/30/20 hay 60/30/10 chỉ là những gợi ý linh hoạt, không phải khuôn mẫu cứng nhắc.

“Một điểm chung của các công thức như 50/30/20 và 60/30/10 là chúng chỉ mang tính chất khởi đầu - giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách phân bổ tiền bạc. Không công thức nào trong số này nên được áp dụng rập khuôn, bởi tình hình tài chính của mỗi người là khác nhau", Waymire chia sẻ.

Khi đã hiểu rõ mô hình chi tiêu của bản thân, bước tiếp theo là lập một ngân sách hàng tháng hợp lý, dựa trên các khoản chi tiêu thực tế thường xuyên -  đồng thời loại bỏ những thói quen không cần thiết - và cân đối với cả mục tiêu tài chính ngắn hạn lẫn dài hạn.

“Bắt đầu lập ngân sách có thể khiến bạn thấy choáng ngợp, nhưng thật ra không khó như bạn nghĩ. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải xây dựng một kế hoạch ‘hoàn hảo’ ngay từ lần đầu. Trên thực tế, bạn sẽ cần điều chỉnh dần theo thời gian", chuyên gia nói thêm.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục