Thứ năm, 03/04/2025
logo
Tiêu điểm

Chuyên gia "bật mí" cách trị chứng mất ngủ mà ai cũng làm được

Minh Tuấn Thứ năm, 06/03/2025, 14:13 (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng, thói quen sử dụng thiết bị điện tử quá mức và lối sống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị rối loạn giấc ngủ.

Mẹo vệ sinh tủ laminate hiệu quả giúp loại bỏ dầu mỡ, giữ nhà bếp luôn sáng bóng như mới

Mẹo xào rau củ giòn tươi, ngon miệng và giữ trọn dưỡng chất

Mẹo xào rau củ giòn tươi, ngon miệng và giữ trọn dưỡng chất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 30-45% dân số toàn cầu gặp phải các vấn đề về giấc ngủ ở các mức độ khác nhau. Rối loạn giấc ngủ đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu gần đây cho thấy 30% người trưởng thành bị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ mãn tính. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, béo phì và suy giảm trí nhớ.

29b52f0de67c57220e6d-2556-6204
PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo trình bày tham luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo “Rối loạn giấc ngủ: Thách thức và Giải pháp toàn diện”, PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo - Phó Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Phó Chủ tịch Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam cho biết: “Y học giấc ngủ là ngành mới, thực trạng của rối loạn giấc ngủ hiện nay rất phổ biến, rối loạn giấc ngủ rất đa dạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Tần suất rối loạn giấc ngủ rất nhiều”.

Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến rối loạn giấc ngủ theo PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo có khá nhiều như: Thói quen sinh hoạt bao gồm dùng điện thoại, tập thể dục vào giờ khuya, không thư giãn cơ thể, trí óc; hút thuốc lá; uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích… Yếu tố môi trường về âm thanh, ánh sáng trong phòng ngủ; trực tác, đi máy bay, chế độ ăn uống bất hợp lý. Ngoài ra còn có nguyên nhân như: Gen di truyền, tuổi cao, bệnh nội khoa, thuốc điều trị, stress – lo âu quá mức.

z6375404067197-c807248f5168ddd4577b764486445268-1067-6816
Toàn cảnh buổi hội thảo.

PGS.TS.BS Lê Khắc Bảo cũng chỉ rõ cách phòng ngừa điều trị rối loạn giấc ngủ: Tuân thủ vệ sinh giấc ngủ, phòng ngủ chỉ dùng để ngủ, ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc; tập luyện thói quen sinh hoạt, không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích, tránh uống rượu cà phê vào buổi chiều - buổi tối.

Theo dược sĩ An Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Đại Nam, đại diện Melatongue Rapid, sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã làm thay đổi đáng kể thói quen sinh hoạt của giới trẻ. Việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ khiến não bộ bị kích thích, gây khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ.

bf8f1b9fedee5cb005ff-339-1578
Dược sĩ An Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Đại Nam, đại diện Melatongue Rapid, sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã làm thay đổi đáng kể thói quen sinh hoạt của giới trẻ.

Bên cạnh đó, áp lực từ học tập và công việc cũng khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ kéo dài. Khi giấc ngủ không đảm bảo, cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, hiệu suất học tập và làm việc suy giảm nghiêm trọng. 

TS. BS Nguyễn Ngọc Phương Thư, Trưởng đơn vị Y dược giấc ngủ Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, việc sử dụng công nghệ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây là vấn đề rất phổ biến trong thời đại ngày nay, ảnh hưởng đến mọi người và lứa tuổi.

Theo một số thống kê cho thấy, 75% trẻ em và 70% người lớn có sử dụng những thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi sử dụng thiết bị công nghệ, người dùng không chỉ cầm chơi mà còn xem phim, nhắn tin… làm cho não không thể nào yên tĩnh gây ra khó ngủ. Hơn nữa, âm thanh, ánh sáng xanh làm rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến những hoocmon khác trong cơ thể.

29e86441dc306d6e3421-9064-7601
“Nếu đã thay đổi chế độ sinh hoạt nhưng vẫn mất ngủ, người bệnh cần đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý lạm dụng thuốc ngủ”, bác sĩ Tuệ đưa ra lời khuyên.

Chia sẻ về các triệu chứng mất ngủ, BS CKII Bùi Châu Tuệ, Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, chỉ ra rằng, một người bị xem là mất ngủ khi khó vào giấc ngủ, trằn trọc hơn 30 phút trước khi ngủ, thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, giảm tập trung, lo âu, cáu gắt.

Về các biện pháp cải thiện giấc ngủ, bác sĩ Tuệ khuyên mọi người nên thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, đúng giấc; vận động nhẹ bằng cách thiền, yoga và nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ; đảm bảo phòng ngủ đủ tối, yên lặng; không sử dụng các chất kích thích và ăn thức ăn khó tiêu trước khi ngủ.

“Nếu đã thay đổi chế độ sinh hoạt nhưng vẫn mất ngủ, người bệnh cần đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý lạm dụng thuốc ngủ”, bác sĩ Tuệ đưa ra lời khuyên.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục