Đề xuất cân nhắc quy định hưởng chế độ thai sản với lao động nữ hiếm muộn
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển cho rằng, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý nội dung liên quan đến quy định hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ hiếm muộn.
Nguồn tin từ An ninh Thủ đô cho biết, chiều 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Liên quan đến nội dung về điều kiện hưởng chế độ thai sản, đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM) cho biết, Điều 52 của dự thảo Luật đang quy định lao động nữ khi sinh con phải đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con mới đủ điều kiện về chế độ thai sản.
Cũng theo đại biểu, hiện nay tình trạng người lao động bị hiếm muộn ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp phải áp dụng các biện pháp y khoa để điều trị cho cả hai vợ chồng. Việc điều trị hiếm muộn thường tốn kém về chi phí và thời gian.
“Trong khi đó, Luật BHXH hiện hành quy định, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH và thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Quy định nêu trên của Luật dẫn đến thực trạng để đáp ứng yêu cầu điều trị hiếm muộn, lao động nữ sẽ bị gián đoạn thời gian đóng BHXH do phải nghỉ việc không lương trên 14 ngày…” - đại biểu Hiển nói.
Hệ quả của vấn đề trên là lao động không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, mặc dù trước đó đã có thời gian đóng BHXH nhiều năm liên tục. Đáng chú ý, có nhiều trường hợp lao động nữ sau sinh muốn đi làm sớm để có thu nhập nhưng không được giải quyết. Nguyên nhân là do người lao động chưa đủ thời gian nghỉ sau sinh tối thiểu theo quy định, trong khi họ không được hưởng chế độ thai sản.
Theo ông Hiển, điều này rất thiệt thòi với người lao động. Đó là chưa kể đến thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp này cũng không được tính vào thời gian công tác.
“Do đó, để bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ khi sinh con, dự thảo Luật cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý nội dung này theo hướng không quy định điều kiện thời gian đóng BHXH trong 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nữ thuộc trường hợp hiếm muộn vì sinh con. Thay vào đó, trường hợp này chỉ cần có thời gian đóng BHXH 5 năm liên tục trở lên và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc điều trị hiếm muộn" - đại biểu đoàn TP.HCM đề xuất.
- Đang mang thai mà nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
- Bổ sung 5 đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hàng triệu lao động chú ý
- Đề xuất mới về mức đóng bảo hiểm xã hội khi cải cách tiền lương từ 1/7, ai cũng cần biết
- Doanh nghiệp cần làm gì để tránh rủi ro liên quan đến nợ thuế?
- Sữa dưỡng da Gammaphil bị thu hồi vì chứa chất bảo quản làm tăng nguy cơ ung thư da
- Kia Seltos 2024: Bổ sung phiên bản mới có mức giá tiệm cận với Hyundai Tucson
- Smartphone Honor 200 Pro ra mắt, cấu hình 'khủng' hơn Galaxy S24 Ultra
- Hướng dẫn 8 bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM
- Nhiều hoạt động hấp dẫn không nên bỏ lỡ tại lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam 2024