Chàng trai 21 tuổi mắc bệnh thận suýt mất mạng chỉ vì thói quen ăn uống này
Đi khám vì đau đầu và mệt mỏi dai dẳng kéo dài, chàng trai 21 tuổi bàng hoàng khi được chẩn đoán suy thận, nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống tai hại này.
Suy thận ở tuổi 21 vì thói quen ăn uống không lành mạnh
Anh Trần (21 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc) bị đau đầu, mệt mỏi dai dẳng trong 3 tuần liên tiếp. Ban đầu cứ nghĩ do thiếu ngủ nhưng dù đã ngủ sớm và đủ giấc tình trạng này vẫn không thay đổi. Sang tuần thứ 4, đến khi cơn đau dữ dội hơn và dù uống thuốc giảm đau vẫn không thuyên giảm anh mới quyết định đi khám.
Đến viện, khi y tá kiểm tra sơ bộ cho anh hoảng hốt nhận ra huyết áp của anh Trần cao đáng báo động. Huyết áp tâm thu đạt gần 180mmHg còn huyết áp tâm trương là gần 100mmHg. Khi được hỏi thêm cuộc sống hàng ngày có gì bất thường không thì anh cho biết gần đây mình hay tức ngực khi đi lại và tiểu ra máu.
Trước tình trạng huyết áp tăng cao quá mức và rối loạn nhịp tim, đau đầu kèm dấu hiệu protein niệu, anh được chuyển thẳng tới phòng cấp cứu để chạy thận. Hóa ra, anh Trần bị suy thận đã lâu nhưng không biết và không điều trị, từ đó dẫn tới hình thành u rê huyết.
Khai thác thói quen của bệnh nhân được biết lý do gây bệnh đến từ lối sống không lành mạnh của anh là thích ăn khuya, uống nhiều bia rượu, ngày nào cũng uống cà phê và ăn nhiều muối. Không chỉ vậy, anh còn thức khuya mỗi ngày, thiếu ngủ và thích hút thuốc. Tất cả yếu tố trên cộng lại khiến anh mắc bệnh thận, cao huyết áp khi còn rất trẻ.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc suy thận?
Suy thận là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dưới đây là những đối tượng nguy cơ mắc suy thận:
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh trong một thời gian dài.
- Người có bệnh lý nền không kiểm soát tốt. Trong đó, nhiều trường hợp suy thận do đái tháo đường. Suy thận ở mức độ nào còn tùy thuộc bệnh mới mắc hay đã kéo dài nhiều năm.
- Những người chủ quan, không có thói quen khám sức khỏe định kỳ, không phát hiện bệnh lý bên trong cơ thể.
- Hoặc có những trường hợp bệnh nhân nghe theo các thông tin trên mạng, truyền miệng... điều trị bệnh bằng các thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thận.
Phòng ngừa suy thận bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người bệnh cần chăm sóc thận theo hướng dẫn và dùng thuốc khi có bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng đọc kỹ nhãn thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau không kê đơn.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng. Cụ thể, giảm muối, uống đủ nước và giảm lượng đảm để tránh quá tải cho thận.
Bên cạnh đó, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, hạn chế ăn đồ ngọt, quá mặn, nhiều chất béo, không uống rượu bia, nước ngọt có ga và hút thuốc lá.
Bên cạnh đó cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và căng thẳng, stress quá mức. Việc thay đổi chế độ lối sống là rất quan trọng giúp phòng ngừa và ngăn các biến chứng suy thận. Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần.
Không tự ý dùng các thực phẩm chức năng rao bán trên mạng. Nếu phát hiện thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.
- 22 tuổi đã mắc ung thư giai đoạn cuối vì 3 món ăn mà nhiều người trẻ yêu thích
- Người đàn ông mắc ung thư vòm họng qua đời vì chủ quan với dấu hiệu nhiều người mắc phải
- Mới 20 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng, chàng trai hối hận vì thường xuyên ăn món ăn khoái khẩu này