Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 26/10/2023, 18:00 (GMT+7)

9+ cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, nhanh khỏi

Cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà hiệu quả là mối quan tâm của nhiều người. Bởi khi bị nhiệt miệng rất khó chịu, đau rát khi ăn các loại thực phẩm cay nóng hoặc chua. Vậy đâu là cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả? Hãy cùng Tạp chí Tiếp thị và Gia đình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là bị gì?

Cách chữa nhiệt miệng sao cho hiệu quả? Trước khi tìm hiểu những thông tin này bạn cần biết nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bị. Đặc biệt là trong vấn đề ăn uống và giao tiếp.

Nhiệt miệng thường kéo dài trong khoảng 1 tuần hoặc hơn, có biểu hiện là các vết loét trắng hoặc vàng nhỏ, viền đỏ xung quanh và gây đau rát. Những vết loét này thường hình thành và phát triển trên môi, má, nướu, dưới lưỡi... 

Mặc dù các vết loét này thường không lây lan, cũng như không ảnh hưởng sâu vào biểu bì nhưng chúng gây đau đớn và khó chịu khi ăn uống. Đặc biệt là khi tiếp xúc với những thực phẩm có độ chua, cay nóng.

cach-chua-nhiet-mieng
Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 1 tuần hoặc hơn

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Ăn nhiều đồ cay nóng, chua hay đồ chứa Gluten đều có thể gây nhiệt trong cơ thể và xuất hiện nhiệt miệng.

  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như khi mang thai, nuôi con nhỏ… đều góp phần vào việc gây nên tình trạng nhiệt miệng.

  • Vô tình làm tổn thương trong khoang miệng, chẳng hạn như cắn vào mô mềm trong má, đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng làm tổn thương lưỡi, lợi, gây ra nhiệt miệng.

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori cũng có thể gây ra nhiệt miệng.

  • Thiếu các vitamin như Vitamin B, Kẽm, axit Folic... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng.

Ngoài ra, nhiệt miệng còn xảy ra khi cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý như HIV, viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, bệnh Behcet cùng một số bệnh lý khác.

cach-chua-nhiet-mieng-1
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả

Sử dụng nước muối

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối là biện pháp tự nhiên và hiệu quả. Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, sẽ giúp làm sạch và diệt vi khuẩn trong miệng. Đồng thời làm khô vết loét, giảm sưng viêm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm lành vết loét nhanh chóng. 

Mặc dù súc miệng bằng nước muối có thể gây cảm giác đau rát tại vị trí loét trong một thời gian ngắn, nhưng điều này sẽ không kéo dài và còn giúp vết loét lành nhanh hơn. Để thực hiện cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Lấy một muỗng cà phê muối và hoà tan vào 1/2 cốc nước ấm.

  • Ngậm dung dịch nước muối trong miệng khoảng 15 đến 30 giây, sau đó nhổ ra. Cố gắng không nuốt nước muối.

  • Lặp lại quá trình súc miệng vài lần mỗi ngày nếu cần thiết, tùy vào mức độ nhiệt miệng và tình trạng vết loét.

Ngoài việc sử dụng nước muối bạn nên duy trì vệ sinh miệng hàng ngày, đánh răng đúng cách và thường xuyên khám nha khoa. Đây cũng là những biện pháp quan trọng để giữ cho miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. 

cach-chua-nhiet-mieng-2
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối

Sử dụng sữa chua

Sữa chua chứa lợi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý do vi khuẩn H. pylori gây ra như viêm loét dạ dày và tá tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết loét miệng đều do vi khuẩn này gây ra.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa chua và các sản phẩm lactic acid có khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori, và giúp duy trì cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, hãy sử dụng một hộp sữa chua mỗi ngày, vừa tốt cho sức khoẻ, lại hữu ích khi gặp tình trạng nhiệt miệng.

cach-chua-nhiet-mieng-3
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Sử dụng baking soda

Baking soda là cách chữa nhiệt miệng tự nhiên và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Baking soda hay còn gọi là bicarbonate of soda, có tính khử trùng, cân bằng độ pH giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Cách chữa nhiệt miệng nhanh bằng baking soda như sau:

  • Hòa tan 1 muỗng cà phê baking soda trong 1/2 cốc nước ấm.

  • Ngậm dung dịch baking soda trong miệng khoảng 15 đến 30 giây, sau đó nhổ ra. Cố gắng không nuốt nước baking soda.

  • Lặp lại quá trình súc miệng vài lần mỗi ngày nếu cần thiết, tùy vào mức độ nhiệt miệng và tình trạng vết loét.

cach-chua-nhiet-mieng-4
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda

Dùng dầu dừa chữa nhiệt miệng

Acid lauric trong dầu dừa là một trong những chất có tính kháng khuẩn tự nhiên. Cách chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa có thể giúp giảm viêm, chống vi khuẩn và hỗ trợ vết loét lành nhanh hơn.

Khi sử dụng dầu dừa để điều trị nhiệt miệng, bạn nên chọn dầu dừa nguyên chất, không có chất bảo quản hoặc hương liệu. Cách giảm nhiệt miệng bằng dầu dừa rất đơn giản. Bạn chỉ cần đem thoa lên chỗ đau nhiều lần/ngày cho đến khi vết loét biến mất.

cach-chua-nhiet-mieng-5
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dầu dừa

Dùng Cúc La Mã

Azulene và levomenol là hai hợp chất có trong Cúc La Mã (chamomile) đem lại khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Sử dụng Cúc La Mã để trị nhiệt miệng tại nhà có thể giúp giảm viêm, làm lành vết thương và giảm đau.

Cách chữa nhiệt miệng bằng Cúc La Mã là phương pháp vừa an toàn, lại hiệu quả. Bạn có thể đắp túi trà Cúc La Mã còn ấm lên vùng loét trong vài phút để giảm viêm và đau. Ngoài ra, súc miệng bằng trà hoa Cúc cũng giúp làm sạch miệng, nhanh lành vết thương và giảm viêm.

cach-chua-nhiet-mieng-6
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng Cúc La Mã

Sử dụng mật ong

Mật ong là loại thực phẩm tự nhiên có tính kháng khuẩn và chống viêm cao, giúp giảm tình trạng sưng viêm và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.

Cách trị nhiệt miệng tại nhà với mật ong rất dễ thực hiện. Bạn đem thoa mật ong lên chỗ đau 4 lần/ngày. Nên dùng mật ong nguyên chất và chưa được lọc cũng như khử trùng. Vì mật ong khi được tiệt trùng ở nhiệt độ cao các chất dinh dưỡng sẽ không còn bảo toàn, như vậy không đem lại nhiều hiệu quả khi sử dụng.

cach-chua-nhiet-mieng-7
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Sử dụng giấm táo

Việc sử dụng giấm táo để điều trị nhiệt miệng là một phương pháp hữu hiệu. Nhờ vào tính acid trong giấm táo đem lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ra vết loét trong khoang miệng. Dưới đây là cách chữa nhiệt miệng bằng giấm táo:

  • Pha 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 cốc nước.

  • Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trong khoảng thời gian từ 30 giây đến 1 phút.

  • Sau đó, nhổ nước ra và súc miệng kỹ càng để đảm bảo không làm hại men răng.

  • Lặp lại quy trình này hàng ngày cho đến khi vết loét hoàn toàn lành.

Việc sử dụng giấm táo có thể đem lại hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng, nhưng cần thực hiện theo đúng hướng dẫn và theo liều lượng an toàn để tránh tình trạng độc tính. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không mong muốn nào sau khi sử dụng, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế.

cach-chua-nhiet-mieng-8
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng giấm táo

Sử dụng phèn chua

Phèn chua còn được gọi là alum hay potassium alum, là một khoáng chất có tính kháng khuẩn và chất khử trùng tự nhiên. Trong Y học cổ truyền, phèn chua được ứng dụng để điều trị nhiệt miệng cùng nhiều vấn đề về miệng khác, nhờ vào khả năng giảm viêm và làm lành vết thương rất tốt. Dưới đây là các bước chữa nhiệt miệng nhanh bằng phèn chua:

  • Trộn một lượng nhỏ bột phèn chua với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Lưu ý chỉ cần dùng một lượng nhỏ phèn chua để đắp lên vùng nhiệt miệng.

  • Chấm hỗn hợp phèn chua lên vết loét trong miệng.

  • Để yên ít nhất trong 1 phút để phèn chua có thời gian tiếp xúc và tác động lên vết loét.

  • Súc miệng kỹ bằng nước sạch sau khi sử dụng phèn chua. Hãy cẩn thận để không nuốt phèn chua.

  • Lặp lại quá trình này hàng ngày cho đến khi vết loét hết và miệng hồi phục.

cach-chua-nhiet-mieng-9
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng phèn chua

Dùng bột nghệ và mật ong chữa nhiệt miệng

Như đã chia sẻ, mật ong có tính chất chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp, giúp giảm sưng đỏ và bỏng rát tại các vết nhiệt miệng. 

Có nhiều cách chữa nhiệt miệng tại nhà với mật ong. Một trong những cách đó là bôi mật ong trực tiếp lên vết loét miệng, nên thực hiện 4 lần/ngày. Bạn cũng có thể pha trà nóng và thêm một ít mật ong vào để uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với bột nghệ, tạo thành một hỗn hợp và đắp lên vết loét miệng, nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày.

cach-chua-nhiet-mieng-10
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột nghệ và mật ong

Sử dụng bã chè khô

Tanin một chất tự nhiên được tìm thấy trong chè khô, có khả năng chống viêm và tác dụng làm giảm đau sưng. Việc đắp bã chè khô trực tiếp lên vết loét sẽ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

cach-chua-nhiet-mieng-11
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bã chè khô

Dùng nước súc miệng

Hãy thường xuyên súc miệng bằng các loại nước súc miệng để nâng cao hiệu quả trong việc trị nhiệt miệng.

Bạn hãy lấy 10ml nước súc miệng (khoảng một nắp chai) và đảm bảo không nuốt vào. Ngậm trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 phút. Bạn có thể nhẹ nhàng lắc đầu để nước súc miệng lan tỏa trong khoang miệng. Khi hoàn thành thời gian ngậm, không cần phải súc miệng lại bằng nước.

Nước súc miệng mang lại hương thơm thanh mát cùng cảm giác sảng khoái cho khoang miệng. Sử dụng thường xuyên bạn có thể cảm nhận được hiệu quả trong việc trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, hãy nhớ tuân thủ đúng hướng dẫn và liều lượng được khuyến nghị trên sản phẩm. 

cach-chua-nhiet-mieng-12
Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước súc miệng

Hy vọng bài viết mà Tạp chí Tiếp thị và Gia đình vừa chia sẻ ở trên, đã cung cấp thêm cho bạn nhiều mẹo vặt gia đình hữu ích về cách chữa nhiệt miệng. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết, và áp dụng các biện pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả, an toàn tại nhà này nhé!

Cùng chuyên mục