Bình bát là cây gì? Công dụng của trái bình bát trong y học
Bình bát là cây gì? Trái bình bát hay còn được gọi là na xiêm, xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trái bình bát được dùng để làm thực phẩm, có vị hơi chát, hương thơm dịu ngọt. Trong Y học, công dụng của trái bình bát dùng để chữa bệnh.
Bình bát là cây gì?
Có lẽ rất nhiều người thắc mắc bình bát là cây gì. Cây bình bát hay còn được gọi là na xiêm, một loại cây rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Cây bình bát thường ra hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả vào tháng 7 – 8. Các bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây bình bát gồm có thân, lá, quả, hạt và rễ cây.
Lá cây bình bát có thể thu hái quanh năm. Rễ nên lấy ở những cây lớn, to khỏe. Quả bình bát dược thu hái tùy theo mục đích sử dụng và lấy hạt của quả chín.
Vì trái Bình Bát có hương thơm đặc trưng nên rất dễ thu hút côn trùng nhỏ. Để bảo quản Bình Bát cần tránh những nơi có nhiều côn trùng nhỏ. Đặc biệt, bạn nên bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm để không làm hư hỏng dược liệu.
Thành phần hoá học của cây bình bát
Hạt và trái bình bát chứa thành phần hoá học chủ yếu là:
-
3 hợp chất dẫn xuất của benzen (sinapaldehyde glucoside, eleutheroside B, axit vanilic).
-
2 hợp chất sterol (β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-Glucopyranoside).
-
2 hợp chất acetogenin (uvarigrandin A, cis-reticulatacin-10-one).
-
1 hợp chất amin béo (N- (Triacontanol)tryptamine).
-
2 hợp chất triterpenoid (axit rotunda và pedunculosa).
Trong lá có chứa:
-
1 hợp chất triterpenoid mới (annona retin A).
-
2 hợp chất flavonoid ((2S)-di-O-methyl liquiritigenin, rutin).
-
2 hợp chất sterol (β-sitosterol, 6β-hydroxystigmast- 4-en-3-one).
-
3 hợp chất triterpenoid (taraxasterol, taraxerol, uvaol).
-
4 hợp chất diterpenoid (axit kaurenoic, axit 17-acetoxy-16β-hydroxy-entkauran-19-oic, axit 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic, axit 16αhydro-19-al-ent-kauran-17-oic).
Vỏ thân và rễ chứa: Roliniastatin – 2, Reticulacion, các Diterpene, Anonain, Oxoushinsunin, Michel Albin, Reticulin, Assimilation, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin.
Công dụng của trái bình bát
Theo Y Học hiện đại
Cây Bình Bát có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn và tham gia vào quá trình ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật.
Tác dụng độc với tế bào, có nghĩa là dùng chiết xuất của vỏ và hạn Bình Bát có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi.
Cây Bình Bát có thể điều chế thành các loại thuốc tiêu diệt côn trùng, con ghẻ, chấy rận, ấu trùng.
Theo Y Học cổ truyền
Trong Y Học cổ truyền, các thầy thuốc dùng cây Bình Bát để kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng.
Ngoài ra, Bình Bát còn được dùng để điều trị trầm cảm, lợi tiểu, nhuận tràng, an thần. Người ta còn sử dụng Bình Bát trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ bài tiết, làm mát cơ thể.
Quả xanh của cây bình bát có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, trừ giun, điều trị kiết lỵ. Quả xanh có thể thái mỏng, phơi khô, rồi sắc thành thuốc dùng chữa sốt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Hạt cây bình bát có thể điều trị kiết lỵ, tiêu chảy nhưng nó có chứa độc, nên thường chỉ sử dụng bên ngoài. Hạt bình bát đem phơi khô, giã nhuyễn, nấu nước đặc, dùng để gội đầu trừ chấy rận hoặc ngâm quần áo diệt côn trùng nhỏ. Ngoài ra, hạt bình bát có thể đem đốt thành tro rồi trộn với dầu dừa để bôi vào vết ghẻ lở giúp chóng lành.
Những bài thuốc sử dụng bình bát
Hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa, mề đay:
-
Bạn cần chuẩn bị 1 bó lá dừa khô, 1 vài nhánh cây bình bát tươi. Tất cả nguyên liệu cần được rửa sạch và để ráo nước.
-
Bạn cần đốt lá dừa khô để tạo thành lửa, đặt lá bình bát lên bên trên để tạo khói. Sau đó hơ những vị trí bị nổi mề đay qua khói cho đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.
Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi: Bạn dùng khoảng 20g thân vỏ cây Bình Bát thái thành lát mỏng, phơi khô và đem đun cùng 1,2 lít nước. Người bệnh nên uống hết nước trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.
Chữa bướu cổ: Bạn dùng quả bình bát tươi, cắm xuyên qua một cây đũa, nướng hơi cháy phần vỏ. Để nguội vừa phải, dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần tầm 30 phút, mỗi lần lăn dùng khoảng 2-3 quả. Thực hiện liên tục đến khi bướu tan hoàn toàn.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán: Bạn sử dụng quả bình bát còn xanh, phơi khô, cắt lát. Mỗi lần dùng 8 – 12g, sắc thành thuốc để uống.
Điều trị tiểu đường: Bạn sử dụng quả bình bát xanh, cắt mỏng, bỏ hạt, phơi khô. Mỗi lần dùng 5g, đun nước uống trong ngày.
Chữa đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân: Bạn dùng quả bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng, chườm vào vị trí đau. Nếu đau ở lưng, bạn có thể đặt quả hơ nóng lên lưng rồi nằm nghỉ ngơi.
Trên đây là những chia sẻ về bình bát là cây gì, bài thuốc về cây bình bát cũng như tác dụng của trái bình bát. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hơn bỏ túi cho mình. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!