Chủ nhật, 13/04/2025
logo
Tài chính - Ngân hàng

Bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, 'đại gia' bán lẻ gas Anpha Petrol sức khoẻ ra sao?

Lương Thụy Bình Thứ sáu, 11/04/2025, 15:57 (GMT+7)

Kiểm toán cho rằng, khả năng hoạt động liên tục của Anpha Petrol phụ thuộc vào khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, việc tái cấu trúc mô hình hoạt động và các khoản vay từ ngân hàng thương mại, cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động.

Chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tên gọi mới từ ngày 9/4

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn đầu tư tại Việt Nam

Quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ năm 2025, tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải cần lưu ý để tránh bị phạt

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 vừa được công bố, Anpha Petro ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.306 tỷ đồng, giảm 12% so với năm trước. Điểm sáng nổi bật là nhờ chi phí tài chính được tiết giảm đã giúp Công ty có lãi ròng trở lại hơn 7 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ ròng năm 2023 lên đến hơn 153 tỷ đồng.

anpha1
Anpha Petrol hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng.

Bên kia bảng cân đối kế toán hợp nhất, tính đến cuối năm 2024, Anpha Petrol có khối tài sản hơn 1.560 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm, chủ yếu do giảm mạnh của khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản tiền, tiền gửi ngân hàng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 35% so với đầu năm, xuống mức 512,2 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 32% so với đầu năm, đạt hơn 68 tỷ đồng…

Tuy nhiên, về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Anpha Petrol tại ngày 31/12/2024 là 1.253 tỷ đồng, giảm 33% so với hồi đầu năm, chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn với 1.198 tỷ đồng. Theo đó, nợ vay tài chính của công ty đang ở mức 588 tỷ đồng, chủ yếu do vay ngắn hạn, trong đó khoản vay lớn nhất 283,7 tỷ đồng là tại Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH – chi nhánh TP HCM và khoản vay 194,9 tỷ đồng tại Ngân hàng Mizuho Bank, Ltd. - chi nhánh HCM…

Cũng tại ngày 31/12/2024, vốn chủ sở hữu của Anpha Petrol ở mức 307 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Anpha Petro còn có khoản lỗ sau thuế chưa phân phối là 74 tỷ đồng…

Kiểm toán nghi ngờ hoạt động, Anpha Petro giải trình ra sao?

Đáng chú ý, mặc dù có lãi trở lại nhưng báo cáo kiểm toán độc lập cho thấy, tại ngày 31/12/2024, Anpha Petrol vẫn còn ghi nhận khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán hơn 74 tỷ đồng. Điều này, cùng với một số yếu tố khác, đã khiến đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến nhấn mạnh về "sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty”.

Kiểm toán viên cho rằng, khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, việc tái cấu trúc mô hình hoạt động và các khoản vay từ ngân hàng thương mại.

Giải trình về nội dung trên, Anpha Petrol đã công bố lộ trình khắc phục việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số âm. Cụ thể, Anpha Petro cho biết đã tiến hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự quản trị mới, bao gồm thay thế các cán bộ quản lý cấp cao và các thành viên HĐQT. Công ty còn tăng cường rà soát và hoàn thiện tổ chức nhân sự bộ máy kế toán, kiểm tra kiểm soát đối với các công ty con, công ty liên kết.

Anpha Petrol cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh từ tháng 6/2024, từ đàm phán giảm giá vốn đầu vào, cắt giảm chi phí và tăng sản lượng kinh doanh. Hiện công ty vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đã có lợi nhuận từ mảng kinh doanh LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng, khí gas). Thêm vào đó, doanh nghiệp đã triển khai giải pháp khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính ngắn hạn, đang thực hiện thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả.

“Nguồn tài chính thu về từ thoái vốn sẽ giảm tình trạng mất cân đối vốn ngắn hạn hiện nay”, Anpha Petrol nhấn mạnh.

Trên sàn chứng khoán, đáng lưu ý, cổ phiếu ASP của Anpha Petrol hiện vẫn tiếp tục giữ nguyên diện bị cảnh báo (theo Quyết định số 178/QĐ-SGDHCM ngày 5/4/2024 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM) do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty là âm 74 tỷ đồng tại ngày 31/12/2024, cổ phiếu chưa đáp ứng quy định theo quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

“Bức tranh” tài chính Anpha Petrol có gì?

Tiền thân của Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha (Anpha Petrol, mã chứng khoán: ASP) là Công ty CP Dầu khí An Pha S.G, được thành lập năm 2004, và hiện là một trong ba doanh nghiệp chiếm thị phần gas dân dụng lớn nhất Việt Nam.

Công ty sở hữu 175 cửa hàng trên toàn quốc, cùng hệ thống nhà máy chiết nạp và kho chứa đầu mối tại hai miền Nam - Bắc, được giới thiệu là "phục vụ hơn 2 triệu khách hàng".

Vốn điều lệ của doanh nghiệp có trụ sở chính tại lầu 8, tòa nhà Paragon (số 3 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP HCM) là hơn 373 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2024, Anpha Petrol có 5 công ty con trực tiếp, 2 công ty con gián tiếp và 10 công ty liên kết. Các vị trí chủ chốt trong Ban lãnh đạo công ty đều nằm trong tay người Nhật.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục