Bếp từ chập chờn, tự bật, tắt do những nguyên nhân nào?
Bếp từ của gia đình bạn có gặp phải tình trạng tự bật, tắt khi đang đang sử dụng không? Tại sao lại như vậy?
Trong quá trình sử dụng, bếp từ bị lỗi và có các biểu hiện như: liên tục tự bật, tắt mặc dù bạn không nhấn nút điều khiển, bếp vừa bật lên nguồn thì tắt hoặc bật tắt đan xen khi đang nấu, hay chọn chế độ này thì lại nhận thành chế độ khác… Đó là hiện tượng bật tắt liên tục của bếp từ, gây bất tiện trong quá trình nấu nướng. Hiện tượng này có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:
Không có dụng cụ đun nấu
Hiện tượng bếp từ bật tắt liên tục có thể là do tính năng nhận diện nồi chảo nhận diện trên bề mặt bếp không có dụng cụ đun nấu. Các sản phẩm bếp từ mức giá tầm trung hiện nay đều được trang bị tính năng này, nếu người dùng không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, trong lúc nấu nướng, người dùng nhấc chảo, nồi lên vài giây để lắc thực phẩm hoặc đặt nồi nấu lệch khỏi vùng nấu cũng có thể khiến bếp từ đang bật thì tự ngắt.
Dụng cụ đun nấu không phù hợp
Nếu sử dụng dụng cụ không thích hợp, bếp từ sẽ xảy ra hiện tượng đóng ngắt liên tục kèm theo các mã lỗi bếp từ như mã E, E0, U… Cách xử lý trong trường hợp này đơn giản là thay dụng cụ nấu phù hợp với bếp từ. Bếp từ là loại bếp điện làm nóng nồi và chín thức ăn nhờ từ trường, khác với bếp ga là bằng lửa và bếp hồng ngoại là bằng tia hồng ngoại. Chính vì thế, chỉ các loại nồi, chảo, xoong làm từ vật liệu nhiễm từ, có đáy phẳng mới có thể sử dụng trên bếp từ.
Nếu đã sử dụng dụng cụ nấu tương thích với bếp từ mà vẫn xảy ra hiện tự tự bật, tắt thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Nồi từ có đáy quá mỏng: Bạn vẫn có thể sử dụng loại nồi này nhưng khi đun ở mức công suất cao, bếp từ có thể sẽ kêu “o o” rồi tắt đi.
- Đáy nồi cong vênh: Khi bắt đầu sử dụng bếp có thể đun bình thường. Tuy nhiên khi nhiệt độ thay đổi, nước trong nồi bắt đầu sôi thì sự tiếp xúc của bề mặt bếp với nồi có thể bị chênh vênh. Bếp sẽ xảy ra hiện tượng kêu tít tít rồi tắt bếp. Hoặc đóng ngắt mạch công suất liên tục.
Với các trường hợp trên thì cách xử lý tốt nhất là bạn nên sắm cho gia đình mình một bộ nồi đun bếp từ tốt nhất.
Chất bẩn bám dính trên bề mặt kính
Bề mặt kính bếp từ bị bẩn bởi chất lỏng hay thức ăn cũng là một nguyên nhân khiến bếp từ đóng ngắt liên tục. Vì hầu hết các model bếp từ cao cấp hiện nay đều được trang bị tính năng chống tràn. Đây là một tính năng nâng cao giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng và đảm bảo bếp vận hành đúng nguyên lý để duy trì tuổi thọ tốt nhất cho sản phẩm.
Bếp từ được trang bị tính năng chống tràn sẽ phát huy tác dụng khi phát hiện có dấu hiệu trào nước ra bên ngoài mặt bếp. Đặc biệt là phần hệ thống bảng điều khiển. Bếp sẽ nhận được tín hiệu và lập tức phát ra âm thanh cảnh báo. Sau đó tự động tắt bếp để đảm bảo an toàn cho hệ thống vận hành. Đối với lỗi bếp từ bật tắt liên tục này các bạn chỉ cần ấn tạm dừng bếp từ và vệ sinh bề mặt kính là có thể tiếp tục sử dụng.
Nhiệt độ quá cao
Trong lúc nấu ăn, người dùng cài đặt nhiệt độ vượt quá mức của vùng nấu làm xảy ra tình trạng quá tải. Khi nhận thấy hiện tượng này, chế độ tự ngắt sẽ tự động ngắt nhiệt bếp từ để không xảy ra tình trạng cháy nổ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bếp từ bật tắt liên tục.
Để xử lý trường hợp này, bạn hãy hạ nhiệt độ bếp thấp xuống vừa đủ để thức ăn trong nồi được nấu chín, không nên chọn mức nhiệt cao nhất sẽ khiến bếp tự ngắt khi quá nhiệt.
Quạt tản nhiệt bị lỗi
Một trong những nguyên nhân khiến bếp từ bật tắt liên tục chính là do quạt tản nhiệt bị lỗi. Quạt tản nhiệt sử dụng thời gian dài có thể bị hỏng và không làm mát cho thiết bị, khiến bếp bị quá nhiệt và xảy ra lỗi mở rồi lại tắt. Để xử lý bộ phận quạt tản nhiệt, trước hết bạn cần mở bếp ra để kiểm tra, sau khi xác định quạt không hoạt động, bạn nên mua linh kiện mới để thay thế hoặc gọi thợ sửa chữa để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới quạt tản nhiệt nếu cần.
Bo mạch điện bị chập/hỏng
Khi sử dụng bếp trong thời gian dài, bo mạch điện sẽ dễ bị chập hoặc hỏng khiến bếp từ bị bật tắt liên tục. Ngoài ra, môi trường sử dụng ấm thấp cũng khiến bo mạch điện hoạt động không ổn định, dẫn đến tình trạng trên. Trong trường hợp này, bạn cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp bởi bo mạch điện là bộ phận phức tạp, linh kiện không có sẵn nên người dùng khó có thể tự sửa ở nhà.