Bật mí 11 mẹo chữa lẹo mắt tại nhà hiệu quả không ngờ
Lẹo mắt là một bệnh lý rất thường gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Nốt mụn lẹo có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, mang đến nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể tự chữa tại nhà với những mẹo chữa lẹo mắt đơn giản dưới đây.
Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt hay còn gọi là mụn lẹo là một loại bệnh lý thường gặp ở mắt. Mụn lẹo có thể mọc ở cả mi trên và mi dưới, khiến mí mắt sưng đau, tấy đỏ, ngứa.
Lẹo mắt khiến người bệnh thường xuyên bị chảy nước mắt, khó chịu với ánh sáng, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Có 3 loại lẹo mắt thường gặp:
-
Mụn lẹo bên ngoài: nốt đỏ ở bờ mí mắt, rắn và to cỡ hạt đậu, đa phần do nhiễm trùng tuyến Meibomius gây ra.
-
Mụn lẹo bên trong: nằm ở mặt trong, tại phần kết mạc của mi, lật mi ra mới thấy mụn lẹo hoặc đầu mủ trắng của nó. Mụn xuất hiện do quá trình gây viêm của tuyến Zeiss.
-
Đa lẹo: cả hai mí mắt đều xuất hiện nốt mụn.
Nguyên nhân gây ra lẹo mắt
Theo nhiều chuyên gia về mắt cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lẹo mắt, chủ yếu là do:
-
Vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) gây ra (chiếm đến 90 - 95%)
-
Người đang bị viêm bờ mi có nguy cơ bị lẹo mắt cao hơn
-
Cơ thể thiếu nước, căng thẳng
-
Thay đổi hormone cũng dẫn đến lẹo mắt
-
Dùng chung khăn với người bị lẹo mắt
-
Rối loạn tiêu hóa
-
Ăn nhiều đồ cay nóng
-
Dùng mỹ phẩm nhưng không vệ sinh sạch sẽ
Các mẹo chữa lẹo mắt đơn giản tại nhà
Mẹo chữa lẹo mắt bằng trà túi lọc
Cách này rất đơn giản: Bạn hãy cho một túi trà xanh vào nước nóng, sau đó lấy túi trà ra để nguội khoảng 1 phút rồi đắp lên mắt.
Tinh chất trong trà sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Mỗi túi trà bạn chỉ nên đắp cho một bên mắt để tránh lây lan vi khuẩn và đắp từ 5 -10 phút.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng nghệ
Nghệ từ lâu đã được nhiều người dùng để trị các vết thâm và vết thương nhờ tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Cũng bởi nhờ đặc tính quan trọng này mà nghệ cũng được dùng để chữa nốt lẹo mắt. Khi bị lẹo, bạn chỉ cần dùng nghệ theo cách sau:
-
Rửa nghệ thật sạch, sau đó giã nát.
-
Cho thêm chút nước vào nghệ để tạo hỗn hợp sệt.
-
Dùng một tấm vải mỏng, sạch đặt lên vùng mắt bị lẹo, sau đó đắp hỗn hợp vừa làm lên tấm vải.
-
Bạn hãy thư giãn và để yên trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
-
Bạn lặp lại các bước này 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng đũa
Trong dân gian, người ta vẫn hay dùng phương pháp trị lẹo mắt bằng đũa này, tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả không ngờ.
-
Bạn hãy hơ 1 chiếc đũa lên bếp lửa hoặc than hoa cho nóng.
-
Quấn chiếc đũa này vào một miếng vải sạch.
-
Lăn đều lên vùng bị lẹo mắt, cách này sẽ giúp mắt bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Bạn hãy kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Vì thế, người ta thường dùng lá trầu không để chữa lẹo mắt. Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần:
-
Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát.
-
Hòa chung lá trầu không đã giã với nước sôi.
-
Xông mắt bị lẹo với nước lá trầu không.
-
Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày, nốt mụn lẹo của bạn sẽ xẹp đi nhanh chóng.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng nha đam
Trong dân gian, nha đam được biết đến với nhiều công dụng. Bên cạnh việc làm thực phẩm, nha đam còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp. Nếu bạn bị lẹo mắt mà trong nhà có nha đam tươi, bạn có thể dùng cách sau để làm dịu nốt lẹo:
-
Lấy lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng.
-
Đắp trực tiếp lát nha đam lên vùng nổi mụn lẹo, giữ yên và thư giãn trong vòng 15 phút.
-
Lặp lại 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý, khi dùng cách này, bạn hãy nhắm chặt mắt, tránh để nhựa nha đam chảy vào mắt gây đau.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng dầu dừa
Dầu dừa được biết đến là nguyên liệu có tác dụng giúp bảo vệ da và loại bỏ viêm nhiễm trên da cực kỳ hiệu quả. Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều vitamin E và các axit béo chuỗi trung bình, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực mạnh. Bên cạnh đó, dầu dừa còn rất an toàn, có thể sử dụng được cho vùng mắt mà không lo gặp phải tác dụng phụ.
Cách thực hiện:
-
Rửa sạch tay và mắt với nước ấm.
-
Bôi dầu dừa lên vùng mí mắt bị lẹo.
-
Mỗi ngày thực hiện khoảng 3-4 lần, liên tục trong nhiều ngày để bệnh nhanh khỏi.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng trứng gà
Mỗi khi bị lẹo mắt, bạn hãy lấy một quả trứng gà, luộc chín, lột vỏ và lăn đều lên vùng nổi mụn lẹo cho đến khi trứng nguội hẳn.
Tuy nhiên, bạn không nên lăn ngay khi trứng còn quá nóng, có thể gây tổn thương mắt đấy!
Mẹo chữa lẹo mắt bằng đậu nành và mật ong
Đậu nành là một nguyên liệu tự nhiên có tính mát, giàu dinh dưỡng và có thể dùng để điều trị lẹo mắt mà không phải ai cũng biết. Trong khi đó, mật ong lại có tính kháng viêm, diệt khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật.
Cách thực hiện:
-
Pha sữa đậu nành nóng cùng với 1 thìa cà phê mật ong và 2 thìa cafe mè đen.
-
Khuấy đều cho tan hỗn hợp và sử dụng.
-
Mỗi ngày uống 1 cốc vào sau bữa ăn sáng.
-
Thực hiện liên tục trong nhiều ngày cho đến khi mụn lẹo hết hẳn.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng lá ổi
Theo Đông y, lá ổi có tính kháng khuẩn rất mạnh và dùng như một liều thuốc chống viêm hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều người đã dùng lá ổi để trị lẹo mắt. Bạn có thể làm theo như sau:
-
Lấy lá ổi rửa sạch, để ráo nước.
-
Đắp lá ổi lên vùng mí mắt bị lẹo khoảng 10 phút.
-
Áp dụng cách này 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng khoai tây
Một mẹo chữa lẹo mắt dân gian khác mà bạn có thể áp dụng đó là sử dụng khoai tây. Trong thành phần của khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C, B, canxi, magie,… có khả năng năng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, các hợp chất phenolic trong khoai tây còn giúp bảo vệ da khỏi sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài như: nấm, vi khuẩn, virus…
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị 1 củ khoai tây, cạo vỏ và rửa sạch.
-
Cho khoai tây vào máy xay sinh tố và tiến hành xay nhuyễn.
-
Vắt lấy nước ép khoai tây.
-
Dùng nước này để đắp lên vùng mắt bị lẹo.
-
Thực hiện xong nên rửa lại với nước ấm.
-
Mỗi ngày áp dụng 2 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.
Mẹo chữa lẹo mắt bằng nước muối ấm
Nước muối có tác dụng sát trùng hiệu quả, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, đồng thời xử lý vết mủ ở mắt không cho chúng lan rộng sang các vị trí khác.
Cách thực hiện:
-
Chuẩn bị một thau nước ấm, cho thêm khoảng 2-3 thìa cafe muối.
-
Khuấy đều cho tan hết muối.
-
Dùng một chiếc khăn sạch hoặc một miếng vải sạch nhúng vào thau nước muối.
-
Đặt miếng khăn sạch vào vết lẹo.
-
Sau khoảng 5-10 phút thì bỏ ra.
Cách làm này vừa giúp làm khô lẹo vừa đánh tan mủ hiệu quả.
Một số điều cần lưu ý khi bị lẹo mắt
Lẹo mắt là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến, nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
-
Tuyệt đối không được nặn nốt lẹo bởi nó có thể gây nhiễm trùng vùng mắt, khiến bệnh ngày càng nguy hiểm hơn.
-
Hạn chế đưa tay lên dụi mắt hoặc chạm vào vết thương để tránh gây nhiễm trùng.
-
Không nên trang điểm mắt trong thời gian điều trị. Khi điều trị khỏi bạn cũng nên chú ý tẩy trang, vệ sinh sạch sẽ nếu có makeup tại vị trí này.
-
Trước khi bôi thuốc hoặc đắp thuốc lên da cần rửa tay và rửa mắt thật sạch bằng nước ấm.
-
Không nên sử dụng kính áp tròng hoặc lens mắt trong thời gian chữa lẹo mắt.
-
Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh khỏi.
-
Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính nhiệt, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, sản phẩm đóng hộp…
-
Có thể bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ vào vùng mắt bị sưng viêm nhưng cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Các mẹo chữa lẹo mắt dân gian thường mang lại hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện liên tục trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
-
Nếu bạn đã áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian lâu ngày nhưng không có hiệu quả, mụn lẹo quá nặng hoặc sưng to thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chích lẹo.
Trên đây là một số mẹo chữa lẹo mắt dân gian được nhiều người áp dụng và đã thành công. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị lẹo mắt mà bạn chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Không nên tự ý áp dụng bất cứ phương pháp nào nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về tính hiệu quả.