Thứ tư, 25/10/2023, 10:15 (GMT+7)

Bạn có đang khắt khe quá mức với con không?

Giáo dục nghiêm là điều cần thiết để giúp trẻ ngoan ngoãn hơn nhưng quá khắt khe sẽ khiến con gặp nhiều tổn thương và mệt mỏi.

Bạn đang là những ông bố, bà mẹ quá khắt khe với con cái nếu có những hành động sau:

Tự ý quyết định mà không hỏi ý kiến con

Trẻ còn nhỏ nên chưa thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Vì thế mà nhiều phụ huynh có thói quen không bao giờ hỏi ý kiến của con mà tự ý quyết định luôn. Quá khắt khe khiến trẻ bị tổn thương khi không được làm theo ý mình, không thể tự lập được. Trẻ cũng sẽ có xu hướng đối xử với những người khác như thế. Đó là điều kh cha mẹ nào mong muốn cả.

cha me khat khe Tiepthigiadinh H1
Đứa trẻ nào cũng muốn được tự lựa chọn những vấn đề của mình

Cha mẹ không biết rằng dù còn nhỏ nhưng trẻ vẫn muốn được chọn lựa đồ ăn, quần áo mặc đi học, đi chơi hay chọn cách chơi những đồ chơi yêu thích. Từ những lựa chọn đó, trẻ dần hình thành nên quyết định trong cuộc sống để trưởng thành độc lập hơn. Vì thế hãy để trẻ có quyền tự quyết ở những việc có tính chất nhỏ, và định hướng trẻ, hỏi ý kiến của trẻ trong những công việc lớn hơn.

Không tìm hiểu lý do trẻ mắc lỗi

Hình thành các quy tắc trong nếp sống là thói quen tốt để xây dựng tính kỷ luật ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ quá lạm dụng những quy tắc nghiêm ngặt khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt. Chẳng hạn như, theo quy định, cha mẹ đón con lúc 17h ở cổng trường. Tuy nhiên có một hôm, người mẹ đã đợi 5-10 phút mà không thấy con đâu. Người mẹ bực tức cho rằng con ham chơi trong sân hoặc trên lớp mà khi đón được con thì trách mắng suốt dọc đường về. Người mẹ không biết rằng lớp của con có chút hoạt động nên con về trễ hơn.

Có những lúc, có những việc bất ngờ xảy ra khiến cuộc sống không tuân theo đúng “khuôn khổ” của nó. Thay vì trách mắng, phạt trẻ khi làm sai và khiến mọi chuyện căng thẳng hơn, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề.

Chỉ khen thưởng kết quả mà bỏ qua nỗ lực

Một số cha mẹ ra điều kiện khi con được 9-10 điểm sẽ được thưởng và khi bị điểm kiém sẽ chịu phạt. Hành động thưởng phạt sẽ kích thích trẻ cố gắng hơn trong học tập. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chỉ nhìn vào kết quả mà nên xem xét cả quá trình phấn đấu của trẻ. Có những bài khó, việc làm khó khiến trẻ đã mất rất nhiều công sức và sự cố gắng. Có thể kết quả mà trẻ tạo ra chưa được hoàn hảo những nỗ lực ấy đáng được công nhận. Hãy động viên để trẻ cố gắng đạt kết quả tốt hơn.

Đay nghiến lỗi sai của trẻ

Trẻ thường xuyên mắc lỗi khiến cha mẹ khó chịu. Nhưng khi con đã nhận ra lỗi lầm, hứa sẽ không lặp lại thì cha mẹ nên dừng, không nên nhấn thêm vào sai lầm của con nữa. Đừng thi thoảng lại lôi chuyện cũ ra để chì chiết, trách móc trẻ. Nói 1, 2 lần có thể khiến trẻ hiểu ra vấn đề nhưng nói đến 5, 6 lần sẽ khiến con cảm thấy khó chịu.

cha me khat khe Tiepthigiadinh H2
Những đứa trẻ thường nhạy cảm và suy nghĩ nhiều hơn người lớn chúng ta tưởng

Đôi khi sự chê bai hay cằn nhằn từ bố mẹ sẽ phản tác dụng, làm cho trẻ không những không sửa sai mà còn cố làm ngược lại để ''thách thức'' người lớn. Như thế vừa làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, vừa gây ức chế cho tâm lý của con. Hãy là những bố mẹ biết bao dung và khéo léo trong những tình huống như thế này.

Kỳ vọng tới mức cực đoan

Cha mẹ nào cũng mong con cái khoẻ mạnh, giỏi giang và có tương lai thành công. Một đứa trẻ được kỳ vong quá mức, được tung hô nhiều thì khi thành công dễ dẫn đến tự kiêu, còn khi không đạt được như mong muốn lại dễ sinh trầm cảm, chống đối, phản kháng lại cha mẹ.

Mỗi đứa trẻ là có một sở thích và khả năng riêng, điều cha mẹ cần làm là tìm ra và khuyến khích, nâng đỡ cho khả năng của bé. Không nhất thiết cứ phải mong con hoàn hảo như người khác, hãy tự hỏi mình nên làm gì để ủng hộ sự khác biệt ở con.

Cùng chuyên mục