Thứ sáu, 01/11/2024, 11:00 (GMT+7)

5 loại rau quen thuộc chứa hàm lượng axit oxalic cao, ăn nhiều tăng nguy cơ sỏi thận, khi dùng cần lưu ý điều này

Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng những thực phẩm sau lại chứa nhiều axit oxalic. Nếu dùng sai cách có thể gây ra vấn đề sỏi thận.

Axit oxalic (còn gọi là oxalate) là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loài thực vật, phổ biến nhất là rau xanh và các loại. Chất này có thể làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu khoáng chất trong cơ thể. Nó liên kết với các ion canxi để tạo thành canxi oxalat và hình thành sỏi thận. 

Trường hợp bạn chỉ tiêu thụ axit oxalic với lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng thời gian dài ăn nhiều thực phẩm chứa hợp chất này có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Dưới đây là một số loại rau củ quả có hàm lượng axit oxalic cao, bạn nên sử dụng với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Một số loại rau củ quả có chứa hàm lượng axit oxalic cao

Rau muống

Rau muống không chỉ là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào mà còn chứa vitamin A, B, C, photpho, canxi, sắt.. cùng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đây là loại rau quen thuộc với người Việt khi vừa có giá thành rẻ, vừa dễ dàng chế biến nhiều món ăn ngon.

rau-muong
Rau muống

Tuy nhiên, trong 100 gram rau muống có thể chứa tới 691 mg axit oxalic. Vậy nên, bạn tránh ăn rau muống quá nhiều và chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Trước khi chế biến, bạn có thể chần qua nước sôi để làm giảm lượng axit oxalic trong rau.

Rau dền

Với mùi vị đặc trưng, chế biến thành nhiều món ăn ngon, rau dền trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt từ lâu. Rau dền đa dạng về chủng loại. Trong đó, phổ biến nhất là các loại như: rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai...

rau-den
Rau dền

Trong 100g rau dền đã nấu chứa khoảng 2,1mg sắt, so với 2,6mg sắt trong 100g thịt bò. Không chỉ vậy, loại rau này còn chứa nhiều protein. Protein trong rau dền là một loại protein hoàn chỉnh vì không chứa gluten và có cấu trúc acid amin cân đối. Rau dền cũng chứa nhiều dưỡng chất khác. 

Tuy nhiên cứ 100 gram rau dền lại chứa 1142mg axit oxalic. Vì thế, những người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn rau dền.

Cải bó xôi (rau bina)

Nhiều người cho rằng cải bó xôi là một siêu thực phẩm vì nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, loại rau này lại chứa hàm lượng axit oxalic cao. Chất này có thể kết hợp với canxi trong cơ thể, dẫn tới việc hình thành các tinh thể trong nước tiểu và khó bị đẩy ra ngoài. Càng để lâu, các tinh thể này có thể tạo thành sỏi.

rau0bina
Cải bó xôi (rau bina)

Chính vì vậy, dù có yêu thích rau bina, bạn cũng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải, tránh ăn thường xuyên. Ngoài ra, trước khi sử dụng, bạn có thể chần sơ qua với nước sôi để lượng axit oxalic giảm đi.

Mướp đắng

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, được người dân Việt Nam biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo đông y có vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, sáng mắt, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm mát tim, nhuận tràng, hạt của quả còn có công dụng bổ thận tráng dương. Bạn có thể dùng để ăn trực tiếp, nấu các món mặn hoặc phơi khô để pha nước uống.

muop-dang
Mướp đắng

Nhưng cũng cần lưu ý khi ăn mướp đắng bởi nó chứa hàm lượng axit oxalic khá cao. 100 gram mướp đắng có thể cung cấp 459mg axit oxalic.

Củ cải đường

Củ cải đường là thực phẩm chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, loại củ này có chứa nhiều axit oxalic có thể làm ức chế quá trình hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, dễ dẫn tới việc hình thành sỏi thận.

cu-cai-duong1
Củ cải đường

Lưu ý khi chế biến các thực phẩm giàu axit oxalic

Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật hầu hết đều sẽ chứa một lượng axit oxalic nhất định. Nhưng chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Vì thế, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Thay vào đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau để giảm lượng axit oxalic trong thực phẩm:

- Cơ thể chúng ta có khả năng đào thải axit oxalic ra ngoài. Mỗi người có thể nhận 200-300mg axit oxalic mỗi ngày. Bổ sung nước nhiều chính là một cách để cơ thể đưa các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

- Hạn chế ăn mặn giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu ít hơn. Canxi trong nước tiểu càng thấp thì càng nguy cơ mắc sỏi thận càng giảm.

- Không tiêu thụ quá nhiều vitamin C. Thừa vitamin C có thể làm tăng sản xuất axit oxalic trong cơ thể.

- Vì âxit oxalic có thể hòa tan trong nước nên trước khi chế biến, chị em nên chần rau củ qua nước sôi để có thể loại bỏ dược 40-70% lượng axit oxalic vốn có. Nếu chọn các loại trái cây có chứa axit oxalic, những quả đã chín sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.

- Người ai có tiền sử mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu axit oxalic.

Cùng chuyên mục