Thứ tư, 08/05/2024, 11:28 (GMT+7)

Khi anh chị em trong nhà xung đột, cha mẹ nên làm gì?

Trong các gia đình có nhiều con, việc xảy ra xung đột, cãi vã và tranh giành đồ chơi giữa các anh chị em thường không thể tránh khỏi. Vậy cha mẹ nên làm gì để giải quyết những xung đột này?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc anh chị em xung đột, ganh đua quá mức nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề về học tập, xã hội và sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này không hề dễ, đặc biệt là đối với những gia đình có con ở độ tuổi dậy thì và đang phải đối mặt với các khủng hoảng tâm lý, theo Gia đình Việt Nam

Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia giúp cha mẹ giải quyết những xung đột, tạo sự hòa thuận giữa các anh em trong gia đình.

Xây dựng quy tắc gia đình rõ ràng

Theo các chuyên gia, bước đầu tiên trong việc giải quyết xung đột giữa anh chị em trong nhà là phải thiết lập một số quy tắc gia đình đơn giản khi chơi cùng nhau. Ví dụ như quy tắc về lượt lấy đồ chơi, đối xử nhẹ nhàng và sử dụng ngôn từ lịch sử khi chơi cùng nhau. Tất nhiên, những quy tắc này cũng cần phù hợp với độ tuổi của trẻ. 

z5418567814563_2326e43fc61a9ecf0532182e9492db8d

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cùng con thảo luận thêm những quy tắc mà con mong muốn. Thậm chí, cha mẹ cũng có thể áp dụng các quy tắc tương tự như ở trường. Bằng cách này, trẻ sẽ biết được các cách hành xử đúng đắn trong mối quan hệ anh chị em. 

Khích lệ sự kết nối

Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ dần hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội và nhận thức được tầm quan trọng của sự kết nối. Theo các chuyên gia, khi thấy con chơi cùng nhau, hãy khích lệ, khen ngời và quan sát con thay vì tập trung quá nhiều vào các hành vi tiêu cực và cấm chúng không được đánh nhau. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách kết nối và tương tác với người khác. 

Không chỉ trích trẻ

Khi đề cập đến cách giải quyết xung đột giữa các anh chị em, các chuyên gia cho rằng tốt nhất là nên tập trung vào việc tìm hiểu và tháo gỡ các xung đột thay vì chỉ trích trẻ.

Đặc biệt, cha mẹ không nên đứng về một phía khi giải quyết mâu thuẫn mà chỉ nên vào cuộc với tư cách người ngoài cuộc nói về những gì họ quan sát được. Ví dụ: "Mẹ thấy hai con muốn chơi cùng một món đồ chơi. Mẹ tin rằng các con có thể tìm cách giải quyết vấn đề này."

z5418566569521_93c734f7d36913bd4f632c062562401f

Tuy nhiên trong trường hợp các con xảy ra xô xát, cha mẹ cần đặt sự an toàn của các con lên hàng đầu. Ví dụ: "Mẹ thấy hai anh em ở không nên ở cạnh nhau lúc này. Hãy về phòng của mình và chúng ta sẽ thảo luận về điều này sau."

Đừng tập trung vào sự công bằng

"Không công bằng!" thường là lời than vãn của trẻ nhỏ. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá tập trung vào việc tìm kiếm sự công bằng để làm hài lòng các con. 

Ví dụ cha mẹ nên nói "Kể xong chuyện cho anh rồi mẹ sẽ đến làm bài cùng con," thay vì chỉ định rằng mỗi đứa trẻ sẽ được chăm sóc trong một khoảng thời gian như nhau. Bởi vì có thể một đứa chỉ cần năm phút, trong khi đứa khác có thể cần tới nửa giờ, chưa kể những lần trẻ gặp khó khăn và cần thêm thời gian. 

Cùng chuyên mục