Thứ bảy, 16/03/2024, 06:21 (GMT+7)

Từ vụ nợ tín dụng 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỷ đồng: Cần lưu ý gì khi dùng thẻ tín dụng?

Nhiều chủ thẻ tín “choáng váng” khi bị ngân hàng tính lãi và phí phạt rất nặng dù nợ số tiền rất ít. Vậy người dùng cần lưu ý những gì khi sử dụng loại thẻ này để tránh phát sinh nợ quá hạn, tránh mất tiền.

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ thông tin một khách hàng nợ tín dụng 8,5 triệu đồng. Sau 11 năm người đàn ông “tá hoả” khi ngân hàng gửi đơn thông báo về khoản nợ quá hạn đối với toàn bộ khoản vay này, với tổng số tiền thanh toán là hơn 8 đồng, trong đó nợ lãi lên đến 8,8 tỷ đồng. 

Trước thông tin về câu chuyện của người đàn ông này được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người không khỏi “sốc” trước số tiền "lãi mẹ đẻ lãi con" khủng này.

Mặc dù phía ngân hàng đang tiếp tục làm việc, phối hợp với khách hàng để có phương án hỗ trợ khách hàng xử lý nợ. Nhưng đến nay vụ việc vẫn gây xôn xao mạng xã hội và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

base64-1710314403786714715271-1710315210756-17103152108641304642409
Thông báo "đòi nợ" từ ngân hàng đến khách hàng khiến nhiều người không khỏi sốc trước số tiền lãi khi quá hạn thanh toán.

Sau câu chuyện này, người dân cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ tín dụng?

Bên cạnh thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit Card) là một trong những sản phẩm thẻ chủ đạo của ngân hàng. Thẻ tín dụng cho phép người dùng “mượn” ngân hàng một số tiền để thanh toán trong phạm vi hạn mức tín dụng theo thoả thuận.

Hết thời hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại số tiền, nếu không sẽ bị tính lãi suất ở mức cao, ngoài ra còn có thể bị ảnh hưởng xếp hạng tín dụng. Hệ thống của các tổ chức tín dụng có lưu trữ dữ liệu lịch sử trả nợ để đánh giá tiến độ trả nợ. Nếu người dùng có các khoản nợ quá hạn, điểm tín dụng sẽ bị đánh giá thấp, khó khăn khi xét duyệt các khoản vay khác về sau.

Việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại không ít lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, người dùng cũng cần nắm một số lưu ý khi sử dụng loại thẻ này để không rơi vào trường hợp như vị khách hàng trong câu chuyện trên.

Thanh toán dư nợ đúng hạn, càng sớm càng tốt

Thứ nhất, người dùng cần quản lý nợ thẻ tín dụng bằng cách nhớ thanh toán đúng và đủ. Việc thanh toán dư nợ đúng hạn giúp tránh phát sinh lãi và phí chậm thanh toán, duy trì lịch sử điểm tín dụng tốt để thuận lợi vay vốn những lần tiếp theo. Chủ thẻ nên thanh toán trước hạn vài ngày, để tránh gặp lỗi hệ thống hoặc cuối tuần sẽ bị dời sang ngày thanh toán tiếp theo.

Vì thanh toán dù thiếu một đồng cũng là nợ và khách hàng sẽ bị tính nguyên thời gian họ sử dụng vốn của ngân hàng chứ không phải trên số nợ khách còn thiếu.

the-tin-dung-1

Kiểm tra sao kê hàng tháng

Thứ hai, người dùng nên thường xuyên kiểm tra sao kê hàng tháng một cách cẩn thận. Cụ thể, cuối mỗi tháng hay trước thời hạn thanh toán nợ, ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ bản sao kê, thống kê tất cả các khoản đã chi tiêu trong tháng. Khách hàng nên kiểm tra kĩ các thông tin bao gồm: Các khoản chi tiêu, thời điểm thanh toán, địa điểm thanh toán để đảm bảo không xuất hiện những khoản chi 'lạ' trong bảng sao kê.

Ngoài ra, nên theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng và kiểm tra thường xuyên số dư tín dụng của mình để có kế hoạch chi tiêu phù hợp, kịp thời giải quyết các rủi ro.

Lưu ý tới các loại phí ẩn khác

Ngoài ra, khách hàng cũng cần lưu ý tới các loại phí ẩn khác như phí thường niên, phí giao dịch ngoại tệ, phí rút tiền mặt... Nhiều khách hàng nhầm tưởng rằng không sử dụng thẻ sẽ không bị mất phí, nhưng thực tế những loại phí đó đã được ghi nhận vào dư nợ thẻ dựa trên yêu cầu mở thẻ ban đầu. 

Nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ thì khách nên khóa, hủy thẻ ngay lập tức để tránh phát sinh những chi phí chìm. 

Đủ tài chính để thanh toán đúng thời hạn

Tiếp theo, người dùng luôn phải đảm bảo trạng thái cân đối tài chính, đủ tiền để thanh toán đúng thời hạn. Hiện nay, có nhiều người có tới 3-4 thẻ tín dụng trong khi không kiểm soát được tài chính cá nhân, sẽ dễ bị mất cân đối tài chính, gây khó khăn trong việc khả nợ sau này.

Theo một số chuyên gia tài chính, mỗi người chỉ nên dùng tối đa 2 thẻ tín dụng, phòng trường hợp thẻ kia lỗi thì còn có thẻ còn lại. Khi mở thẻ, khách hàng cần quan tâm đến mục đích sử dụng thẻ và những ưu đãi kèm theo.

Một số thẻ tín dụng sẽ không mất phí thường niên, một số thẻ thì thiên về ưu đãi mua sắm, du lịch, trong khi một số khác sẽ có chương trình hoàn tiền, tích điểm đổi quà. 

Chỉ rút tiền mặt khi thực sự cần thiết

Khi dùng thẻ tín dụng, chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết. Rút càng nhiều, phí và lãi suất tồn lại càng lớn.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục