Thứ ba, 24/10/2023, 15:15 (GMT+7)

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi, tìm hiểu chi tiết

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi là một trong những thắc mắc của nhiều phụ huynh. Đây là bệnh cấp tính phổ biến ở trẻ em, rất dễ lây lan, và có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.  

Bệnh tay chân miệng là gì?

Trước khi tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi, chúng ta cần biết được bệnh tay chân miệng là gì, nó như thế nào? Theo các chuyên gia nghiên cứu y tế, bệnh tay chân miệng do virus gây ra, những biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng sốt cao và xuất hiện những nốt mụn nước, điển hình ở lòng bàn chân, tay và vòm miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, và thường xảy ra quanh năm, nhưng đợt có khả năng bùng phát cao nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. 

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, số trường hợp trẻ em tử vong do mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu là do virus EV71 gây ra, tử vong nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong do mắc bệnh tay chân miệng).

tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-1
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm như nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Cụ thể khi hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng của người bệnh, hoặc dịch từ bóng nước trên da khiến virus dễ dàng lây từ trẻ đang bị bệnh sang những đứa trẻ khác. 

Như đã nói ở trên, bệnh tay chân miệng mắc phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, hoặc một số trường hợp trẻ từ 5 đến 10 tuổi và đây cũng là độ tuổi trẻ đi nhà trẻ khiến cho căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. 

Vì vậy, nếu trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tay chân miệng, các bạn cần cách ly trẻ ngay từ 1 tuần đến 10 ngày để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh bởi tốc độ lây lan bệnh tay chân miệng là khá nhanh. 

tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-2
Bệnh tay chân miệng lây nhiễm như nào?

Triệu chứng khi trẻ bị tay chân miệng

Để nhận biết được bệnh tay chân miệng để phòng tránh, thì ngay dưới đây Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho bạn những triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn.

Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3 – 7 ngày

Theo một số nghiên cứu, bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh. Có nghĩa là kể từ khi nhiễm virus đến khi xuất hiện các triệu chứng thể hiện của bệnh. Giai đoạn này bắt đầu từ 3 – 7 ngày. Vì vậy, chúng ta rất dễ bị lây nhiễm từ nước bọt, mụn nước trên da và phân của trẻ đã bị bệnh. Thời gian ủ bệnh này, thường không có biểu hiện đặc biệt nên khó có thể nhận biết được trẻ đang bị bệnh chân tay miệng, 

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 1 – 2 ngày

Lúc này, bệnh đã có một số biểu hiện do ảnh hưởng của nhiễm virus. Tuy nhiên đây vẫn không phải là biểu hiện đặc trưng của bệnh mà chỉ giống như cảm cúm, kéo dài 1 – 2 ngày đầu. 

Trẻ bắt đầu sốt, lười ăn, đau họng, nôn ói hoặc tiêu chảy. Thực tế, phụ huynh sẽ không thể biết được trẻ đã bị nhiễm bệnh chân tay miệng bao lâu. Điều này có thể khiến bệnh trở nặng nếu không kịp thời chữa trị và chăm sóc phù hợp. Nếu trẻ sốt cao trên 39 °C và kéo dài, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, cần được đến các cơ sở y tế kiểm tra.

tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-3
Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn toàn phát: Từ 3 – 10 ngày

Lúc này những triệu chứng đặc trưng của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ hơn như sang thương da và xuất hiện vết loét ở bàn tay, bàn chân và vòm miệng trẻ.

  • Sang thương da: Đây là hiện tượng các mụn nước nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục, có dịch bên trong, màu hơi đục, kích thước nhỏ khoảng 1 – 10 mm, được bao quanh bởi vùng da đỏ. Thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở mông, đầu gối, khuỷu tay và cùi chỏ của trẻ. Phần dịch trong mụn nước thường chứa virus, khi vỡ sẽ tăng nguy cơ lây bệnh. Vì thế trẻ cần hạn chế chạm vào, để không làm vỡ mụn nước.
  • Sang thương niêm mạc: Ban đầu là những ban đỏ sau đó phát triển thành mụn nước trên có  kích thước nhỏ 1 – 10 mm, nhanh chóng chúng vỡ ra tạo nên vết loét bờ trơn láng, viền đỏ, đáy nông có màu trắng thường xuất hiện là ở niêm mạc 2 bên má, lưỡi, và vòm họng. Chính vì các vết loét khiến trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc, lười ăn… Vì vậy, khi phát hiện các vết loét hoặc mụn nước, các mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp chữa trị kịp thời. 
tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-4
Giai đoạn toàn phát của trẻ

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? 

Theo ý kiến của các chuyên gia, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, thực trạng cơ thể, cách chăm sóc và phương thức điều trị của từng trẻ. 

Thời gian phục hồi dự kiến sẽ theo các cấp độ của bệnh như sau: 

  • Nếu trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 1 – lúc này bệnh nhẹ nhất thì chỉ sau 7 đến 10 ngày là sẽ khỏi bệnh và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc tây hoặc đông y. 
  • Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh cấp độ 2 – tình trạng khá nghiêm trọng thì sẽ cần khoảng từ 10 đến 14 ngày và mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Tùy vào mức độ và tiến triển của bệnh chân tay miệng mà thời gian khỏi bệnh của trẻ có thể dài hơn. 
tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-5
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? 

Chăm sóc và điều trị trẻ bị tay chân miệng

Đối với trẻ mắc tay chân miệng nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, nhưng vẫn cần đi khám để phát hiện biến chứng xấu xuất hiện. Dưới đây, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tay chân miệng đúng cách. 

  • Nên cách ly trẻ: Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan ở nơi đông người như nhà trẻ, trường học, hoặc những nơi công cộng. Vì vậy, cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh, không nên cho trẻ đến lớp học trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày. Người lớn chăm sóc trẻ nên sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để phòng trường hợp lây nhiễm. 
  • Chú ý về chế độ dinh dưỡng: Khi bị bệnh trẻ rất biếng ăn, có hiện tượng chán ăn do các vết loét trong miệng gây đau rát cho trẻ. Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để đảm bảo bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nóng, chua cay, bổ sung thêm nước vào khẩu phần ăn của bé. 
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Việc giữ vệ sinh cho trẻ và cả người chăm sóc sẽ làm hạn chế tình trạng bệnh lây lan ở diện rộng và giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn để tắm, không cần kiêng tắm. 
tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-6
Chăm sóc và điều trị trẻ bị tay chân miệng
  • Vệ sinh dụng cụ của trẻ: Các vật dụng mà trẻ hay sử dụng như bình sữa, dụng cụ ăn uống, đồ sinh hoạt, đồ chơi cũng cần được sử dụng riêng biệt và làm vệ sinh khử khuẩn thường xuyên. Bên cạnh đó, quần áo và tã lót của trẻ cũng cần được thay mới thường xuyên và nên ngâm qua với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng trước khi đem giặt. 
  • Dùng thuốc đúng cách: Ba mẹ không được tùy tiện cho trẻ dùng các loại thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Bởi chúng  không có tác dụng trong việc tiêu diệt được virus, chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. 

Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình đã giải đáp cho bạn: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng ba mẹ không nên chủ quan, cần quan sát và cho trẻ đi bệnh viện nếu tình trạng nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin trong chuyên mục làm cha mẹ này giúp ích được cho các phụ huynh. 

Cùng chuyên mục