Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 29/11/2023, 09:41 (GMT+7)

Trà dây leo có tác dụng gì? Bật mí 5 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn

Trà dây leo không có gì xa lạ với nhiều người, lá chè dây leo được xem là cây thuốc và có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy trà dây leo có tác dụng gì, bài viết này Tạp chí Tiếp thị & Gia đình sẽ chia sẻ cho bạn những tác dụng tuyệt vời của cây trà dây leo.

Trà dây leo có tác dụng gì đối với sức khỏe con người

Trà dây leo có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người? Trà dây leo là loại cây mọc hình dây leo, quấn quanh những thân cây ở xung quanh. Lá của loài cây này được phơi khô sẽ là trà dây leo mà chúng ta sử dụng để uống. Trà dây leo có tác dụng tuyệt vời như dưới đây:

Chữa đau và viêm loét dạ dày

Công dụng hiệu quả đầu tiên mà trà dây leo mang lại phải kể đến là chứng đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, những loại dây leo mọc càng nhiều năm (trên 10 năm) mang lại hiệu quả cao. Khi bị đau dạ dày, chỉ cần uống trà dây leo đều đặn sau khoảng một thời gian (1 tuần, nửa tháng) bệnh sẽ thuyên giảm. Đây là bí quyết đơn giản hiệu quả được truyền tụng từ lâu.

Nhiều minh chứng thực tế cho thấy khi sử dụng trà dây leo trị bệnh đau dạ dày sẽ giảm nhanh cũng như làm lành ổ loét rất tốt.

Trà dây leo (Ảnh: sưu tầm)
Trà dây leo (Ảnh: sưu tầm)

Trung hòa và giảm tiết axit dạ dày hiệu quả

Axit clohidric là thành phần không thể thiếu trong dạ dày có nhiệm vụ hòa tan các loại muối và phân hủy bột, đường, protein thành chất mà cơ thể hấp thụ dễ dàng. Tuy nhiên nếu ở trong dạ dày có quá nhiều các axit này trong thời gian dài sẽ dẫn đến bị xuất huyết và viêm loét. Cây trà dây leo chính là bí quyết giúp giảm lượng axit clohidric hiệu quả.

Hầu hết đối với các trường hợp bị viêm dạ dày ở trong giai đoạn mãn tính đều do vi khuẩn HP. Trà dây leo chính là khắc tinh giúp tiêu, kháng khuẩn rất tốt.

Trung hòa và giảm tiết axit dạ dày hiệu quả (Ảnh: sưu tầm)
Trung hòa và giảm tiết axit dạ dày hiệu quả (Ảnh: sưu tầm)

Trà dây leo có tác dụng gì - Giúp an thần, giảm triệu chứng mất ngủ

Trà dây leo có tác dụng chữa mất ngủ rất hiệu quả. Những lúc căng thẳng, mệt mỏi hay khó ngủ hãy sử dụng một ít trà dây leo là cách an thần hữu hiệu nhất. Uống trà dây leo sẽ giúp người dùng có cảm giác tinh thần thoải mái và dễ ngủ hơn bao giờ hết.

Thanh lọc cơ thể

Trong đông y, trà dây leo được xem là vị thuốc thanh nhiệt và làm mát gan. Những người hay thường xuyên sử dụng bia, rượu, nóng trong người, trà dây leo sẽ là phương pháp cải thiện hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, trà dây leo còn có tác dụng trị nóng gan và giúp bài trừ độc tố, làm mát gan tốt.

Thanh lọc cơ thể (Ảnh: sưu tầm)
Thanh lọc cơ thể (Ảnh: sưu tầm)

Trà dây leo có tác dụng gì - Tăng sức đề kháng và tiêu viêm

Uống trà dây leo thường xuyên tăng sức đề kháng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và ít bệnh hơn. Ngoài ra, loại trà này có tác dụng lành vết thương, tiêu viêm hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Đó cũng là lí do đơn thuốc chữa viêm loét dạ dày nào cũng có trà dây leo.

Những điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng cây trà dây leo

Mặc dù cây trà dây leo có rất nhiều tác dụng tốt nhưng sử dụng cây trà leo cũng phải lưu ý một số điều sau:

  • Lá cây dây leo sau khi phơi khô sẽ có một lớp bột trắng ở bên ngoài. Điều đó cũng gây hoang mang đối với người sử dụng không biết trà đã bị hỏng hay chưa.

  • Chỉ uống trà dây leo khoảng 60-70g mỗi ngày. Khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da, vàng mắt.

  • Không nên sử dụng trà đã pha ngày hôm trước mà chỉ uống hết ngày để phòng tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Nếu bạn đã từng hoặc đang bị huyết áp thì không nên sử dụng quá nhiều trà dây leo và có thể giảm liều lượng mỗi ngày xuống 10g cho 1 lít nước.

  • Dùng trà để giải nhiệt và thanh lọc cơ thể chỉ cần nước đun sôi khoảng 15 phút và không nhất thiết phải đun sôi. Thời điểm uống trà dây leo phù hợp nhất là từ 25 -30 phút.

Lưu ý khi sử dụng cây trà dây leo (Ảnh: sưu tầm)
Lưu ý khi sử dụng cây trà dây leo (Ảnh: sưu tầm)

Với các thông tin được trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã biết trà dây leo có tác dụng gì. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục