Thứ tư, 15/05/2024, 10:06 (GMT+7)

Tiết lộ 9 phương pháp tiếp cận giúp lên ý tưởng kinh doanh ‘bách phát bách trúng’

Thanh Hoa (Tiếp thị & Gia đình)

Bạn có thể sử dụng một trong 9 cách tiếp cận dưới đây hoặc kết hợp bất kỳ cách nào trong số chúng để lên ý tưởng kinh doanh hiệu quả, mang về nguồn doanh thu lớn.

1. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề

Cách tiếp cận này tập trung vào các điểm “nỗi đau”. Hãy thử đo mức độ nỗi đau của bạn trong một ngày bất kỳ và chú ý đến cả điều nhỏ nhặt gây nên sự nhàm chán, bất tiện, cồng kềnh hay thử thách.. Sau khi đã liệt kê được chúng, bạn cần suy nghĩ về những giải pháp để có thể giải quyết những vấn đề đó. 

Đối với trong kinh doanh, khi áp dụng điều trên, bạn sẽ hiểu được “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải. Và nên nhớ, nếu nó càng phổ biến thì càng tốt, bởi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ càng lớn.

kd 2
Trong kinh doanh, 'nỗi đau' càng phổ biến thì càng tốt, bởi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ càng lớn (Ảnh: Sưu tầm)

2. Phương pháp kiểm kê cá nhân

Đây là cách tiếp cận đã được thử nghiệm và rất phù hợp để áp dụng các ý tưởng kinh doanh nhỏ. Hãy kiểm kê cá nhân về những gì đến với bạn một cách tự nhiên. Ví như:

  • Niềm đam mê của bạn: Những điều bạn quan tâm

  • Giá trị cốt lõi của bạn: Tiêu chuẩn sống của bạn

  • Kỹ năng tốt nhất của bạn: Những gì bạn đã trở nên giỏi và có lợi thế sau quá trình luyện tập

  • Tài năng của bạn: Những gì bạn giỏi bẩm sinh mà không cần luyện tập

  • Sở thích của bạn: Những việc bạn có thể làm cả ngày

Hãy liệt kê những điều này ra và xem những loại ý tưởng nào có thể nảy sinh từ chúng. Đây là cách hàng đầu để động não các ý tưởng kinh doanh, bởi nếu doanh nghiệp càng phù hợp với giá trị cốt lõi mà bản thân bạn hướng đến thì sẽ càng gặp ít trở ngại hơn khi bắt đầu, vận hành và phát triển nó.

3. Phương pháp nghiên cứu thị trường

Đây là cách tiếp cận thực tế hơn khi lên ý tưởng kinh doanh và bạn nên kết hợp nó với một hoặc một số cách tiếp cận khác. Sau cùng, cần đảm bảo rằng bạn thực sự có thể đưa ý tưởng của mình ra thị trường và đạt được thành công lâu dài.

Xem xét các xu hướng của ngành, công nghệ mới nổi và hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp bạn biết được bối cảnh cạnh tranh, xác định các nhu cầu chưa được đáp ứng, khám phá đối tượng thích hợp… Nghiên cứu thị trường bao gồm một loạt các chiến lược như khảo sát, nghiên cứu truyền thông xã hội, đọc báo cáo, sử dụng các công cụ bổ trợ…

4. Phương pháp phân tích cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh về mặt kỹ thuật thuộc về nghiên cứu thị trường, nhưng chúng hiệu quả đến mức đáng được coi là một phương pháp riêng biệt. Cách tiếp cận này rất phù hợp khi bạn đã có bức tranh rõ ràng về loại hình kinh doanh mà mình chọn, song vẫn muốn có thêm hướng dẫn về cách đưa ra các chi tiết về doanh nghiệp.

Phân tích cạnh tranh sẽ kiểm tra hệ thống các thành phần chính của nhiều doanh nghiệp khác giống như doanh nghiệp của bạn. Từ đây, giúp bạn xác định những khoảng trống cần lấp đầy và cách định vị thương hiệu tốt nhất. Bạn có thể xem xét điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu và mối đe dọa hoặc sử dụng bất kỳ tiêu chí nào khác phù hợp với mình.

5. Cách đặt tên doanh nghiệp

Đây là một chiến lược tốt để áp dụng khi bạn cần tạm dừng việc nghiên cứu thị trường. Tên doanh nghiệp sáng tạo có thể nhường chỗ cho ý tưởng kinh doanh sáng tạo và ngược lại.

Tên doanh nghiệp có thể được đặt theo nhiều cách như tên của chính người sáng lập, từ hay cụm từ châm ngôn yêu thích, giá trị cốt lõi muốn hướng đến… Không có một công thức cố định nào cả, hãy sáng tạo theo cách cá nhân.

fe713d5cd1bf70e129ae
Không có công thức cố định nào về tên doanh nghiệp, bạn có thể sáng tạo theo cách cá nhân (Ảnh: Sưu tầm)

6. Cách tiếp cận người ảnh hưởng

Nếu chỉ đơn giản là bạn đam mê kinh doanh nhưng chưa có kinh nghiệm trước đó, hãy dành thời gian để tiếp xúc với một số nguồn cảm hứng khác.

Đọc sách do các doanh nhân viết, nghe podcast về doanh nghiệp nhỏ và bắt đầu theo dõi các chủ doanh nghiệp truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Bạn sẽ mở ra cho mình nhiều khái niệm, quan điểm, cách tiếp cận và tư duy mở đường cho những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời.

7. Phương pháp kết nối mạng

Mạng xã hội là một nền tảng hữu ích để bạn vừa có thể tham khảo, học hỏi, vừa tương tác, kết nối với các doanh nghiệp, hội nhóm trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, thường xuyên giữ kết nối mạng cũng giúp bạn có hiểu biết về thị trường và người tiêu dùng. 

8. Cách tiếp cận trang web tự do

Các trang web phổ biến có thể giúp bạn tìm thấy những ý tưởng kinh doanh thú vị. Ví dụ: với fiverr, chỉ riêng menu điều hướng và phần “dịch vụ phổ biến” cũng dễ cung cấp cho bạn điểm khởi đầu để nảy sinh ý tưởng:

  • Phát triển trang web

  • Thiết kế logo

  • SEO

  • Kiến trúc và thiết kế nội thất

  • Tiếp thị truyền thông xã hội

9. Cách tiếp cận của thế hệ gen Z

Gen Z là thế hệ người tiêu dùng chính trong thời gian hiện tại. Nhóm người trong độ tuổi này được đánh giá là năng động, nhanh nhạy và luôn muốn thử nghiệm những thứ mới. 

Các ví dụ bạn có thể tham khảo để lên ý tưởng trong kinh doanh bao gồm tính bền vững, quyền công dân, tính cá nhân, khả năng tiếp cận…

Cùng chuyên mục