Thương mại điện tử sẽ không còn là nơi cho các 'gian thương' kiếm bội tiền từ hàng giả, hàng nhái
Bộ Công Thương đang trong giai đoạn hoàn thiện chính sách quản lý liên quan đến thương mại điện tử, trong đó có quy định xác thực tài khoản người bán và cung cấp thông tin trên các nền tảng trực tuyến.
Nguồn tin từ Thương trường cho biết, cử tri gần đây đã nêu lên những lo ngại về thực trạng hàng hóa kinh doanh online tại Việt Nam, với nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây ra tình trạng cạnh tranh không công bằng và xáo trộn thị trường.
Cụ thể, nhiều đối tượng kinh doanh online hiện không có kho hàng hay cửa hàng cố định, chỉ tiếp nhận đơn hàng qua mạng và phân phối hàng hóa từ nhiều địa điểm khác nhau. Hình thức bán hàng trực tiếp qua livestream với các lời mời gọi hấp dẫn cùng giá cả cạnh tranh cũng khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc kiểm chứng chất lượng sản phẩm.
Theo đó, cử tri kiến nghị Bộ Công Thương cần có biện pháp nghiêm ngặt để quản lý chất lượng hàng hóa, nhằm tránh xung đột lợi ích giữa thương mại điện tử và chợ truyền thống.
Phản hồi băn khoăn của cử tri, Bộ Công Thương thừa nhận mặc dù thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong trong kinh tế số, nhưng nó cũng mang lại nhiều yếu tố tiêu cực như tình trạng hàng giả, hàng cấm và hàng nhập lậu, đang gia tăng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ nghị định sửa đổi về thương mại điện tử, đồng thời thực hiện kiểm tra, kiểm soát các sàn thương mại điện tử từ khâu đăng ký đến việc thanh tra định kỳ. Trong năm 2023, Bộ đã tiến hành kiểm tra 834 vụ và xử lý 764 vụ vi phạm, phạt tổng cộng 12 tỷ đồng.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để thực hiện hiệu quả Đề án chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quy định liên quan đến thương mại điện tử cũng sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung các khái niệm mới và quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân trên các nền tảng trực tuyến.
Ngoài ra, trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số và các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian cũng sẽ được nâng cao. Bộ Công Thương cam kết tăng cường giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Thông tin từ Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 25% trong năm 2023. Hiện Viêt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Với hơn 80% người dùng internet đã tham gia mua sắm trực tuyến, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam dự báo sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Amazon hợp tác cùng TikTok Shop: Cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử đang đến giai đoạn cao trào
- Người Việt chi bao nhiêu tiền mua hàng qua 5 sàn thương mại điện tử?
- Định danh người bán là 'đòn bẩy' để giải quyết vấn nạn hàng giả trên thương mại điện tử
- Những ngôi nhà 'vẽ' chân dung gia chủ tại đô thị ở tốt nhất thế giới
- Bật mí 4 loại rau bán đầy chợ, quý như nhân sâm, vừa ngon vừa rẻ không ăn quá phí
- Dự đoán 5 xu hướng tiêu dùng sẽ bùng nổ trong mùa lễ hội cuối năm 2024
- Vì sao lô thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit điều trị suy giảm miễn dịch do Codupha nhập khẩu bị thu hồi?
- Mang trung thu ấm áp đến trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ
- Chính thức ra mắt 5 phiên bản khác nhau Hyundai Santa Fe