Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 30/09/2023, 10:37 (GMT+7)

Tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh có tiết kiệm điện hay không?

Để tiết kiệm điện, nhiều người thường có thói quen tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh. Cách này có thực sự hiệu quả hay không?

Điều hòa là một trong những thiết bị quen thuộc và thiết yếu trong những gia đình hiện đại, phục vụ tối ưu cho nhu cầu làm mát và sưởi ấm của con người. 

Hiện nay, trong những gia đình hiện đại, điều hòa được xem là thiết bị vô cùng thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu làm mát của con người, đặc biệt là vào mùa hè hoặc những ngày nắng nóng cao điểm. 

Vậy nên, nhiều người thường có thói quen tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh để tiết kiệm điện. Họ nghĩ đây là cách thông minh không những giảm lượng điện năng tiêu thụ mà còn kéo dài tuổi thọ của máy. Điều này có thực sự đúng hay không?

Tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh có tiết kiệm điện?

Theo thông tin từ VTCNews, thực tế điều này không những không tiết kiệm điện mà còn khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt cũng như khiến điều hòa nhanh hỏng hơn.

Khi bạn bật lại điều hòa tức thiết bị sẽ phải hoạt động với công suất lớn hơn để khởi động máy nén và động cơ quạt, nhanh chóng làm lạnh căn phòng đến nhiệt độ mà bạn cài đặt. Hay nói cách khác, điều hòa sẽ tốn lượng điện khoảng 3 lần cho việc tắt - bật liên tục để duy trì lý tưởng nhiệt độ mà bạn đặt ra cho nó.

cach-su-dung-dieu-khien-dieu-hoa-dairry-1-16242636669411043927777-52-0-852-1280-crop-1624263671585589764623
Tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh có tiết kiệm điện? Ảnh: Afamily

Không những thế, thói quen này còn ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của điều hòa cũng như làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

TS Phạm Thế Vũ, khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết trên VnExpress, máy điều hòa được chia làm hai loại: Điều hòa không inveter (không tiết kiệm điện) và điều hòa có inveter.

Với máy điều hòa không Inveter

Khi nhiệt độ phòng đạt giá trị thấp hơn nhiệt độ thiết lập trên điều khiển 2-3 độ C, máy sẽ tự động tắt cục nóng và chỉ chạy quạt ở cục trong nhà. Lúc này chi phí điện năng là rất nhỏ (bằng quạt gió thông thường).

Khi nhiệt độ trong phòng tăng cao hơn nhiệt độ cài đặt trên điều khiển 2-3 độ C, máy điều hòa sẽ tự động chạy cục nóng bên ngoài. Chi phí điện năng bằng công suất của máy điều hòa (máy 9.000 BTU/h ~ 0,75 kWh).

Với máy điều hòa Inveter

Còn với điều hòa inveter, máy sẽ vẫn hoạt động, nhưng tự điều chỉnh nhiệt độ lạnh sao cho nhiệt độ phòng được duy trì ở mức được cài đặt trên điều khiển và lượng điện năng tiêu thụ nhỏ nhất.

Như vậy, việc tắt điều hòa khi phòng đủ lạnh là không thực sự tốt. Thay vào đó, để tiết kiệm điện, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức độ phù hợp (khoảng 25-27 độ C), hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong phòng và bên ngoài cũng như nguồn nhiệt phát sinh trong phòng. 

Sử dụng điều hòa như thế nào để tiết kiệm điện và tốt cho sức khỏe?

tai-sao-khong-nen-bat-tat-dieu-hoa-lien-tuc--8
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, để tiết kiệm điện cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-28 độ C, hoặc cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phòng chênh lệch khoảng 5 - 7 độ C so với ngoài trời.

Hay cách khác, bạn sử dụng điều hòa cùng lúc với sử dụng quạt. Nhiều người nghĩ việc bật 2 thiết bị cùng một lúc sẽ làm tốn nhiều điện hơn, nhưng thực chất không phải vậy. 

Quạt có tác dụng phân bố đều luồng khí tỏa ra và điều hòa chỉ cần thực hiện một nhiệm vụ là làm lạnh; máy làm việc ít hơn nên tuổi thọ và năng suất đều cao hơn, tiêu thụ điện ít hơn.

Cùng chuyên mục