Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Trung thu, bảo vệ người tiêu dùng
Thị trường bánh trung thu đã bắt đầu nhộn nhịp với nhiều chủng loại sản phẩm, hương vị đa dạng, mẫu mã bắt mắt. Đi kèm với đó là vấn đề về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, đòi hỏi người tiêu dùng phải thật cẩn trọng khi lựa chọn.
Thời điểm cận Tết Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến. Cùng với đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bánh trung thu cũng gia tăng nhanh. Đáng nói, bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn, vẫn tồn tại một số tổ chức, cá nhân lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trước thực trạng đó, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu đang tới gần, theo báo Chính phủ.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, UBND các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan cần triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…
Trường hợp UBND các tỉnh/thành phố và các đơn vị liên quan phát hiện các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.
Cụ thể, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.
Người tiêu dùng cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định.
Ngoài ra, các đơn vị y tế trên địa bàn cần chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
- Mâm cỗ Trung thu siêu đắt của giới nhà giàu Việt có gì?
- Nghệ nhân cuối cùng làm món đồ chơi trong ký ức Trung thu xưa
- 4 địa điểm đón tết Trung thu lớn bậc nhất Việt Nam
- Từng 'khủng hoảng' bởi dùng kem trộn, làn da mộc của H'hen Niê nay đẹp không tì vết nhờ điều này
- Điểm danh 10 thương hiệu ‘càn quét’ MXH nửa đầu 2024 với những màn bắt trend ‘đỉnh chóp’
- Shopee, Lazada vẫn bày bán tràn lan dầu massage Đại Lực Hoàng của Mỹ phẩm Lê Vân đã bị Bộ Y tế thu hồi, tiêu hủy toàn quốc
- Những mẫu xe ga giá rẻ dưới 25 triệu đồng đáng mua nhất hiện nay
- Phân khúc MPV: Suzuki XL7 Hybrid chốt ngày ra mắt, hứa hẹn sẽ hút khách
- Cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam