Chủ nhật, 20/04/2025
logo
Tiêu điểm

Sữa giả len lỏi vào cơ sở y tế, Bộ Y tế cảnh báo xử lý nghiêm, không có ngoại lệ

Lương Thụy Bình Chủ nhật, 20/04/2025, 15:59 (GMT+7)

Trước các thông tin liên tiếp về sữa giả đến với người dùng là bệnh nhân, mẹ bầu, trẻ sơ sinh thông qua việc len lỏi vào nhiều bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu rà soát lại các sản phẩm sữa dùng tại bệnh viện, cảnh báo xử lý nghiêm, không bao che.

Vụ gần 600 loại sữa giả 'công khai' lưu hành suốt 4 năm: Bịt 'lỗ hổng' bằng tăng hậu kiểm?

Sở Công Thương Hà Nội bất ngờ nói về 'địa chỉ trách nhiệm' vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả

Từ vụ gần 600 loại sữa bột giả tuồn ra thị trường, người tiêu dùng đã mua, sử dụng sản phẩm có thể khởi kiện không?

Nhiều bệnh viện thu hồi sản phẩm của công ty sản xuất sữa giả

Thời gian qua, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Qua rà soát, một số bệnh viện bệnh viện đã phát hiện một số sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty trong đường dây trên sản xuất, dù chưa xác định là sữa giả hay không.

Cụ thể, ngày 18/4, thông tin tới báo chí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, qua rà soát, xác định sản phẩm sữa Hapomil được cung ứng trong bệnh viện do Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế Happy World cung ứng thuộc danh mục các sản phẩm sữa do Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (công ty sản xuất sữa giả) sản xuất.

Sản phẩm này được đưa vào sử dụng sau quá trình đấu thầu theo quy định pháp luật. Bệnh viện không ký kết hợp đồng trực tiếp với Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma – một trong những đơn vị bị điều tra trong vụ việc nêu trên.

Cũng theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Công ty CP Dinh dưỡng quốc tế Happy World – đơn vị cung ứng sản phẩm cho Bệnh viện, hiện không có tên trong danh sách các công ty bị công bố có liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả.

suagia12
Sữa Hapomil. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cũng cho hay, dù chưa có thông tin của cơ quan chức năng về sản phẩm sữa Hapomil là sữa giả hay không, nhưng để bảo đảm quyền lợi và sự an toàn cho người bệnh, từ ngày 12/4, Bệnh viện đã chủ động dừng tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hapamil tại tất cả các khoa điều trị, đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.

Trong trường hợp sản phẩm sữa Hapomil bị kết luận là hàng giả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết sẽ cùng đồng hành với người sử dụng loại sữa trên để đòi lại quyền lợi chính đáng.

Đây là bệnh viện thứ hai trong những ngày qua thông báo thu hồi sữa do doanh nghiệp liên quan đường dây sữa giả sản xuất. Tương tự, trước đó, ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin, Bệnh viện đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty trên sản xuất sữa giả vừa bị cơ quan chức năng triệt phá.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được sử dụng trong bệnh viện đã trải qua quá trình đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus nếu được cơ quan chức năng của Nhà nước kết luận là sản phẩm giả, thì bệnh viện và người bệnh là bên bị hại của vụ việc này.

Bệnh viện này cũng khẳng định đã chỉ đạo “dừng tư vấn sử dụng sữa Hofumil Gold Plus và thu hồi sản phẩm để trả lại đơn vị cung ứng”; liên hệ với người bệnh đã được tư vấn sử dụng sữa Hofumil Gold Plus để khuyến cáo dừng sử dụng.

Xử lý nghiêm, không có vùng cấm

“Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải rà soát việc sử dụng sữa trong bệnh viện, xem việc này từ khi nào, cần rà lại kỹ xem đã sử dụng cho ai, đảm bảo có thông tin của người đã sử dụng. Nếu có vấn đề sức khỏe liên quan sử dụng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh dùng sản phẩm”.

Đây là thông tin được ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ với báo chí bên lề Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc Bệnh viện phía Bắc, diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/4 tại Hải Dương.

Theo ông Đức, tình trạng thuốc giả, sữa giả thời gian qua là “hết sức nhức nhối”. Việc xuất hiện sản phẩm sữa của công ty sản xuất sữa giả tại một số cơ sở y tế, khiến người bệnh vô tình sử dụng phải sữa không đảm bảo chất lượng.

Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành các hướng dẫn chuyên môn, danh mục kỹ thuật liên quan tới dinh dưỡng lâm sàng. Do vậy, về trách nhiệm kê đơn, nếu bác sĩ vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính, thậm chí xử lý hình sự nếu vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, giám đốc các bệnh viện, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với việc quán triệt trong thực hiện kê đơn, bán thuốc, cung cấp các dịch vụ trong bệnh viện.

“Quan điểm của Bộ Y tế là xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không bao che nếu có sai phạm cơ quan chức năng phát hiện”, ông Đức khẳng định.

Liên quan đến vấn đề về sữa giả, thuốc giả vừa được cơ quan chức năng phát hiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 40/ CĐ – TTg yêu cầu xử lý nghiêm hành vi sản xuất, phân phối sữa giả gây bức xúc dư luận.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục