Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 07/09/2023, 05:48 (GMT+7)

Làm dày thêm văn hóa Việt trong phim

Những năm gần đây, các yếu tố văn hóa đã trở thành chất liệu của nhiều bộ phim điện ảnh hút khách. Điều này là một tín hiệu vui cho thấy sức sống của văn hóa Việt từ thực tại đến màn ảnh, góp phần hình thành nền điện ảnh mang hồn cốt dân tộc.

Văn hoá Việt trong phim những năm trở lại đây là trăn trở chung của nhiều nhà làm phim. Gần đây nhất, dự án phim “Kẻ ẩn danh” của đạo diễn Dan Trần là một ví dụ điển hình cho thấy nỗ lực của các nhà làm phim khi mang những nét đẹp đặc trưng của văn hoá Việt lên màn ảnh rộng thông qua bối cảnh, âm nhạc, trang phục và cả chính đường dây câu chuyện. Khi xem “Kẻ ẩn danh”, khán giả sẽ được thưởng thức màn võ thuật kết hợp các yếu tố văn hoá đời sống Việt như áo bà ba, đòn gánh, tranh dân gian…

Cảnh võ thuật gài cắm nhiều yếu tố văn hóa Việt trong Kẻ ẩn danh - Ảnh: ĐPCC
Cảnh võ thuật gài cắm nhiều yếu tố văn hóa Việt trong Kẻ ẩn danh. (Ảnh: ĐPCC)

Có thể thấy, đạo diễn Dan Trần đã rất khéo léo khi cài cắm yếu tố văn hóa Việt vào các pha võ thuật, thông qua bối cảnh, đạo cụ, cách thiết kế mỹ thuật. Điều này thể hiện rõ nhất ở cảnh nhân vật xông vào nhà triển lãm nghệ thuật - hang ổ chính của tên trùm đường dây bắt cóc trẻ em.

Nhân vật Lâm (Kiều Minh Tuấn) lần lượt đối đầu với băng nhóm tội phạm ở 3 gian phòng. Khi Lâm giao chiến với nhóm người giả ma-nơ-canh, màn hình xung quanh chiếu loạt danh lam thắng cảnh Việt. Khi Lâm đối mặt 4 nữ sát thủ, đạo diễn lấy cảm hứng từ bộ tranh tứ bình Tố Nữ, để các nhân vật đánh nhau trên nền giai điệu nhạc cụ dân tộc.

Kẻ ẩn danh dàn dựng các cảnh võ thuật dựa trên những chất liệu văn hóa Việt - Ảnh: CGV
Kẻ ẩn danh dàn dựng các cảnh võ thuật dựa trên những chất liệu văn hóa Việt. (Ảnh: CGV)

Đây được xem là một trong những phân cảnh đắt giá của bộ phim khi lồng ghép các yếu tố văn hóa vào phim. Được dàn dựng chỉn chu nên phân đoạn này cũng được đánh giá là nặng tính sắp đặt, khiên cưỡng. Những đạo cụ như đòn gánh, nón lá, áo bà ba… không mang đến sự hỗ trợ nhiều cho các thế võ.

Theo dõi "Kẻ ẩn danh", nhiều người không khỏi liên tưởng tới phim "Hai Phượng" từng dậy sóng màn ảnh khi thu về doanh thu khủng, đạt hơn 2 tỷ đồng vào năm 2019 của đạo diễn Lê Văn Kiệt. Tuy nhiên, xét về độ chân thực của văn hóa Việt trong phim hay chất đời trong từng cú đấm thì "Hai Phượng" được đánh giá cao hơn dù cả hai cùng mô típ, thể loại.

Hai Phượng' trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất | Điện ảnh | Vietnam+ (VietnamPlus)
"Hai Phượng" gây ấn tượng bởi tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Đây cũng chính là cách nhà làm phim đưa yếu tố văn hóa Việt vào trong phim. (Ảnh: ĐLP)

"Hai Phượng" cũng từng gây sốt nhờ hình ảnh Ngô Thanh Vân (thủ vai Hai Phượng) mặc áo bà ba, đội nón lá, một mình "tả xung hữu đột" với nhóm buôn người khét tiếng. Cùng với đó là những cảnh quay được thực hiện ở miền Tây sông nước rất thanh bình nhưng cũng chất chứa những cơ cực, bí bách của những kiếp người mưu sinh. Dù vậy, vượt lên trên tất cả vẫn là tình mẫu tử thiêng liêng.

Đạo diễn Lê Văn Kiệt đã cho thấy nghệ thuật sắp đặt thượng thừa khi khéo léo phô diễn những góc quay trong các con hẻm nhỏ ở Sài Gòn nhộn nhịp, bóc trần góc khuất về một thế giới ngầm đầy rẫy những tội ác. Chính những bối cảnh hết sức đời này đã khiến bộ phim như gần hơn với cuộc sống đời thường. 

Phim hành động "Lật mặt: 48h" (2021) của đạo diễn Lý Hải cũng chinh phục khán giả nhờ màu sắc địa phương, dân dã của miền sông nước. Văn hoá Việt trong phin còn thể hiện ở tình cảm gia đình vợ chồng bền chặt, cho thấy ý nghĩa của gia đình, tình bạn bè thân hữu và sự chất phác, phóng khoáng của người miền Tây.

Vấn đề bản quyền phim Trạng Tí?
“Trạng Tí” sử dụng bối cảnh đẹp, êm ả của Ninh Bình. (Ảnh: CGV)

Ngoài những chất liệu đời thường, điện ảnh Việt còn sử dụng chất liệu văn hóa dân gian để mang vào phim. Có thể kể đến dự án phim "Trạng Tí" (2020) được chuyển thể từ bộ truyện tranh "Thần đồng Đất Việt" của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Trong từng thước phim, văn hóa Việt như đến gần hơn với công chúng trong nước và thế giới. Đó là vẻ đẹp của cây đa đầu làng, khói lam chiều trên những mái tranh vách đất mộc mạc, bọn trẻ cưỡi trâu hò reo…

Bên cạnh "Trạng Tí", có thể các dự án phim phóng tác, chuyển thể từ văn học Việt như "Cậu Vàng" (2021) chuyển thể thể từ truyện ngắn "Lão Hạc" (2021) của nhà văn Nam Cao hay "Kiều" phóng tác từ "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du.

Cuối năm nay, khán giả Việt sẽ tiếp tục được thưởng thức một tác phẩm điện ảnh mang đậm văn hóa Việt trong phim. Dự kiến "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sẽ ra rạp vào cuối năm nay.

Cùng chuyên mục