Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 26/07/2024, 05:39 (GMT+7)

Sân chơi của hơn 2.000 thương hiệu uy tín ngành làm đẹp tại Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024

Triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), diễn ra từ ngày 25 -27/07/2024 với sự tham gia hơn 2,000 thương hiệu uy tín, đại diện cho 600+ nhà triển lãm đến từ 20+ quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuân thủ theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP và bày tỏ lòng tôn kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban tổ chức triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024 đã chủ động lược bỏ các hoạt động liên quan đến trình diễn âm nhạc chào mừng, tặng hoa tri ân đại biểu, cắt băng khai mạc cũng như hủy bỏ cuộc thi Quốc tế lần thứ 4 về ngành Làm đẹp (The 4th International Beauty Contest)...

TUN_0632
Gian hàng tham gia triển lãm

Trở lại với phiên bản năm 2024, Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam mang lại cơ hội giao thương quan trọng để khách tham quan chuyên ngành tìm kiếm nhà cung cấp, trở thành đối tác phân phối, bản lẻ trong ngành làm đẹp, với nhiều sản phẩm, dịch vụ từ gia công OEM/ODM, sản xuất, đóng gói, cung ứng nguyên liệu đến các sản phẩm hoàn chỉnh như mỹ phẩm, nước hoa, chăm sóc và làm đẹp móng, tóc. Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày các thiết bị và dụng cụ chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp dành cho spa, phòng khám, salon thẩm mỹ, theo Tạp chí Thương trường.

Ngoài không gian trưng bày, Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024 còn tập trung phát triển Chương trình "Hosted Buyer" nhằm thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, đơn vị kinh doanh spa, phòng khám. Thông qua chương trình, khách tham gia sẽ có cơ hội đặt lịch hẹn trực tiếp với các nhà trưng bày, từ đó khám phá và tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới với các thương hiệu uy tín trên toàn thế giới.

TUN_1277
Công ty Informa Markets Việt Nam là đơn vị tổ chức triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024.

Không dừng lại ở đó, triển lãm còn mang đến chuỗi hội thảo quốc tế và hội thảo chuyên môn do các chuyên gia, nhà lãnh đạo uy tín trong ngành dẫn dắt. Chương trình xoay quanh các chủ đề về công thức hương liệu, nguyên liệu cải tiến bền vững như công nghệ Ecoboost trong điều chế nước hoa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; các chiến lược mới về phân phối, quảng bá và bản lẻ mỹ phẩm; bí kíp tăng trưởng kinh doanh trên các nền tảng Facebook, Tiktok; thiết kế trải nghiệm khách hàng 5 sao cho ngành thẩm mỹ; xây dựng thương hiệu mỹ phẩm cá nhân hay công nghệ vi sắc tố da đầu (SMP).

Với diện tích trưng bày lên đến 13.000m2, sự kiện dự kiến thu hút hơn 2.000 thương hiệu làm đẹp từ 600+ nhà trưng bày đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Ai Cập, Ấn Độ, Anh, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Jordan, Ma Cau (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Quốc, Úc, Việt Nam, Ý.

IMG_0056
Gian hàng tại triển lãm

Theo khảo sát, dự kiến đến năm 2024, doanh thu của thị trường làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại Việt Nam sẽ đạt 2,66 tỷ USD, với mức tăng trưởng kép hàng năm ở mức 2,97% (Statista, 2024 - 2028). Trong đó, phân khúc chăm sóc cá nhân là lĩnh vực chiếm thị phần lớn nhất, có giá trị ước tính khoảng 1,17 tỷ USD, tức hơn 43% tổng thị phần của thị trường.

Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm châu Á đang chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu Hàn Quốc. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong xu hướng này. Bên cạnh sự thống trị của các thương hiệu quốc tế, thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu nội địa. Các thương hiệu Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng, đặc biệt là nguyên liệu hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên.

IMG_0058
Triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2024 - hoạt động kết nối thương mại với hơn 2.000 thương hiệu uy tín

Tại Việt Nam, việc sản xuất mỹ phẩm được quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế. Bộ Y tế hiện đã đề xuất quy định mới về quản lý mỹ phẩm, hướng đến thực hiện mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa nhằm tăng tính cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Với đề xuất mới này, các thương hiệu nội địa sẽ có nhiều cơ hội phát triển, đồng thời, các quy định về kiểm tra, kê khai thành phần, chất lượng sẽ trở nên chặt chẽ hơn. 

Cùng chuyên mục