Thứ sáu, 19/07/2024, 12:19 (GMT+7)

Rửa rau củ mắc phải sai lầm này không những mất chất dinh dưỡng mà còn 'rước bệnh' vào người, sửa ngay kẻo muộn

Rửa rau củ, trái cây trước khi nấu ăn tưởng chừng là việc đơn giản nhưng lại rất nhiều người mắc phải sai lầm khiến rau không những không sạch mà còn mất hết chất dinh dưỡng.

Công việc nhặt rau, rửa rau nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Theo Gia đình Việt Nam, dưới đây là những sai lầm khi rửa rau đang âm thầm khiến bạn rước bệnh vào người mà rất nhiều gia đình đang mắc phải. Chính vì vậy, hãy gạt bỏ ngay những thói quen này khi rửa rau, củ, quả để có thể loại bỏ vi khuẩn cũng như các hóa chất độc hại.

Những sai lầm khi rửa rau củ

Ngâm rau trong nước quá lâu

Đây là một trong những sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải nhất. Nhiều người nghĩ rằng ngâm rau củ trong nước thật lâu sẽ giúp rau sạch đất, cát, chất bẩn để khi rửa sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lưu Thiếu Vỹ, Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, việc làm này không hề đúng vì vừa làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của rau, thậm chí còn khiến rau càng bẩn hơn.

cach-de-ngam-rua-rau-hoa-qua-sach-thuoc-tru-sau-du-luong-khang-sinh-202112311537121535
Ngâm rau trong nước quá lâu

Bên cạnh đó, trong rau xanh chứa nhiều nước, nếu ngâm lâu trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài.

Vì vậy, nếu ngâm rau trong nước quá lâu sẽ mất hết dinh dưỡng, các vitamin có trong rau sẽ bị hòa tan trong nước. Như vậy khi ăn rau chỉ là ăn chất xơ chứ không còn dinh dưỡng nữa. Không chỉ vậy, việc để rau củ ngâm lâu trong nước có thể khiến các loại chất bảo quản thực vật thẩm thấu ngược lại vào rau ngay ra nguy hiểm.

Cách tốt nhất, nếu muốn rau củ sạch, đặc biệt với các loại rau trồng dưới nước có nhiều ký sinh trùng bám lên rau mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường được thì bạn nên xối rau dưới vòi nước chảy. Với cách này, bạn vừa loại bỏ được chất bẩn, giun sán, một phần dư lượng thuốc trừ sâu mà còn hạn chế khiến rau bị mất chất.

Cắt, vò rau rồi mới mang đi rửa

Nhiều người thường có thói quen cắt rau nhỏ hoặc vò mềm rau ngót, rau bí rồi mới mang đi rửa vì nghĩ làm vậy rửa rau mới sạch, rau mới mềm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, nên rửa rau xong rồi mới cắt. Vì nếu bạn cắt rau trước khi rửa sẽ khiến một lượng lớn vitamin mất đi.

cach-rua-rau-sach-nen-tu-voi-nuoc-hay-rua-trong-chau-2-2019-12-26-21-00
Không nên cắt nhỏ rau trước khi rửa

Rau sau khi cắt, lại ngâm vào nước sẽ bị mất từ 14-23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong thời gian 1 đêm lượng vitamin C gần như không còn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Thói quen sai lầm này không chỉ làm mất đi một lượng lớn vitamin mà còn vô tình làm những chất bẩn bên ngoài thấm vào bên trong lúc rửa.

Dùng nước muối để rửa, ngâm rau củ quả

Lâu nay, nhiều chị em nội trợ vẫn có thói quen ngâm rau củ quả bằng nuối muối để khử độc, bảo đảm an toàn cho thực phẩm. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm, theo khuyến cáo của chuyên gia, ngâm rau củ quả trong nước muối hầu như chỉ làm sạch bụi bẩn chứ gần như không có tác dụng trong việc loại bỏ hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Còn trường hợp nếu dùng nước muối quá đặc thậm chí còn phản tác dụng. Lý do vì nồng độ muối cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập ngược vào rau củ quả.

ngam-rau-voi-nuoc-muoi-01-0946
Ảnh minh họa

Hơn nữa, việc ngâm rau trong nước muối vừa làm rau dễ nát, thay đổi mùi vị, mất chất dinh dưỡng của rau, vừa làm rau bị nhiễm mặn. Và ăn rau ngâm muối sẽ vô tình nạp thêm muối vào cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, gây hại cho gan, thận…

Để sử dụng nước muối đúng cách khi rửa rau củ quả, phương pháp tốt nhất bạn nên pha loãng nước muối ở nồng độ khoảng 5% đặc biệt là với rau ăn sống. Dung dịch muối loãng sẽ giúp loại trừ những độc tố có trong rau tốt hơn nước muối đặc. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ngâm trong khoảng 3 - 5 phút, rồi vẫn nên rửa lại dưới vòi nước chảy để đảm bảo sức khỏe.

Rửa rau trong chậu nước 2 – 3 lần là sạch

Mọi người thường nghĩ rằng mua rau về rửa trong chậu nước khoảng 2-3 lần là sạch. Tuy nhiên, cách rửa rau như vậy chỉ bỏ được chất bẩn, đất, cát chứ hóa chất độc hại hay các loại giun sán bám chặt trên khe, kẽ và gân lá, cuống rau cũng khó bị rửa trôi. 

ncg1
Rửa rau củ trong chậu nước 2 – 3 lần là chưa chắc đã sạch

Cách tốt nhất vẫn là tìm mua rau ở nơi đảm bảo an toàn và rửa rau dưới vòi nước chảy để cuốn trôi hết các chất bẩn, dùng tay cọ nhẹ kẽ rau, cuống rau, mặt lá để đảm bảo không còn bẩn.  

Rửa rau thế nào cho sạch và an toàn?

Theo Gia đình mới, Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo, việc ngâm rau bằng thuốc tím, bằng muối chỉ làm cho rau thêm mặn, thêm độc chứ không diệt được giun, sán. Cách tốt nhất để loại bỏ trứng giun, sán có trong rau là rửa rau dưới vòi nước chảy. 

Tuy nhiên, ngày nay người bán đa phần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên cách thức rửa rau dưới vòi nước lại không còn hiệu quả bằng rửa rau trong chậu...

Rau rửa trong chậu nước lớn, dùng tay khoắng rửa nhiều lần sẽ giúp làm giảm nồng độ các chất hóa học có trong rau. Nước lã sẽ hòa tan các hóa chất có trong rau.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dân nên chọn mua rau có nguồn gốc an toàn, bởi việc rửa rau chỉ có tác dụng rửa trôi một phần nhỏ chất độc hại có trên rau. 

Bạn cần nhặt bỏ lá vàng, gốc trước khi rửa rau. Không nên vò nát rau khi rửa vì làm vậy sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng bị mất. Đối với các loại rau cải nhặt gốc rửa sạch mới cắt khúc sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong rau.

Khi rau được rửa sạch nên luộc ngay, thả rau vào nồi khi nước sôi già, làm như vậy sẽ không làm rau mất đi các vitamin và khoáng chất.

Để không bị nhiễm ký sinh trùng, mọi người nên tập thói quen ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống. Nếu có ăn thì phải chọn rau có nguồn gốc, khi mua rau về rửa từng tàu lá dưới vòi nước nhiều lần và để ráo nước trước khi sử dụng.

Cùng chuyên mục