Thứ hai, 27/11/2023, 11:30 (GMT+7)

Những lý do đằng sau 3 lời nói dối phổ biến của trẻ

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Có bao giờ cha mẹ thắc mắc tại sao con trẻ nói dối không? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lý do đằng sau, có thể mọi thức không quá nặng nề như bạn nghĩ.

Nhiều báo báo trên thế giới đã cho thấy, thực chất phần lớn trẻ nhỏ không hoàn toàn hiểu được sự khác biệt giữa nói dối và nói thật cho đến khi trẻ lên 4 tuổi. Do đó, xác định nguyên nhân trẻ nói dối sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đối phó phù hợp nhất. Sau đây là 3 kiểu nói dối phổ biến của trẻ và lý do đằng sau:

Tưởng tượng thế giới của riêng mình

Đứa trẻ nào cũng có lúc nói những câu như: “Con là công chúa”, “Con là siêu nhân giải cứu thế giới” hay “Đêm qua con đã đi du lịch đến các vì sao”…

noi doi Tiepthigiadinh H1
Thế giới tưởng tượng của trẻ luôn phong phú

Đừng vội gạt đi lời nói của trẻ mà hãy hỏi lại trẻ xem chúng có coi đây là sự thật không, hay chúng muốn điều đó trở thành sự thật. Câu hỏi này sẽ giúp con trẻ hiểu được sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng, hư cấu. Một điều quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý là hãy đảm bảo rằng con chỉ đang chơi trò giả vờ chứ không phải hoang tưởng.

Thoát khỏi rắc rối

noi doi Tiepthigiadinh H2
Trẻ nói dối để thoát khỏi rắc rối nào đó chúng vừa tạo ra

Trẻ có thể nói dối để không bị phiền hà, rắc rối hoặc để đạt được điều chúng cần. Cha mẹ hãy bình tĩnh kiểm chứng lại những lời nói của trẻ bởi việc trẻ nhỏ nói dối rất dể bị phát hiện. Những kiểu nói dối này có thể gồm cả việc cắt bớt, bỏ qua hoặc chỉ nói ra một phần sự thật. Hãy tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thu hút sự chú ý

Trẻ nhỏ thường luôn muốn được mọi người để ý và quan tâm đến. Chúng có thể “bịa” hoặc “khoác lác” những câu chuyên cao siêu và trở thành nhân vật trung tâm của câu chuyện.

noi doi Tiepthigiadinh H3
Trẻ luôn muốn thành trung tâm của sự chú ý

Đây là một biểu hiện thông thường ở trẻ nhỏ. Thay vì trách phạt con nói dối, hãy giúp con thực sự đạt được điều con muốn bằng cách phát triển khả năng học tập và năng khiếu cá nhân. Các kỹ năng sống như kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp… cũng rất quan trọng và cần thiết cho trẻ.

Cùng chuyên mục