Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 26/06/2024, 00:28 (GMT+7)

Nhà báo - Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn: Quảng cáo là nghề mua bán, trao đổi niềm tin

Theo Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, trong kỷ nguyên số, để tạo nên những sản phẩm quảng cáo có giá trị, được công chúng đón nhận, ngoài yếu tố sáng tạo cần có sự trung thực bởi bản chất của ngành quảng cáo là "mua bán, trao đổi niềm tin".

Nghệ thuật quảng cáo trong kỷ nguyên số

Quảng cáo đã dần trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Từ những quảng cáo tự phát nhỏ lẻ, nay đã phát triển thành một ngành Công nghiệp có quy mô rông lớn, gắn kết tất cả các lĩnh vực trong xã hội, là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Đáng nói, nhờ sự tăng trưởng kinh tế cùng hỗ trợ của các phương tiện và các công nghệ phụ trợ, ngành quảng cáo ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. 

Ở khía cạnh khác, ngành quảng cáo đã và đang đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thúc đẩy tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng và củng cố thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đồng thời, ngành công nghiệp quảng cáo góp phần tạo ra việc làm cho hàng loạt các nhà thiết kế đồ họa, chuyên gia marketing, nhà sản xuất nội dung và đội đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

z5572667679194_f4fe636037
Ngành quảng cáo Việt Nam đang phát triển theo những xu hướng mới để theo kịp thời đại.

Sự phát triển của ngành quảng cáo cũng thúc đẩy các ngành liên quan như in ấn, truyền thông, công nghệ thông tin và logistics. Hơn nữa, quảng cáo không chỉ là công cụ tiếp thị mà còn là lĩnh vực thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận, quảng bá để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo tại Việt Nam.

Với vị trí và vai trò như thế, ngành quảng cáo Việt Nam đang phát triển theo những xu hướng mới để theo kịp thời đại. Một trong những xu hướng nổi bật nhất hiện nay là sự bùng nổ của quảng cáo kỹ thuật số. Trong kỷ nguyên số, nghệ thuật quảng cáo không còn giới hạn trong các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình hay radio, quảng cáo ngày nay đã tận dụng triệt để sức mạnh của công nghệ số để tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.

Đơn cử, trong chiến dịch quảng cáo "Real Beauty" (Vẻ đẹp đích thực) của mình, thương hiệu chăm sóc cá nhân Dove đã sử dụng mạng xã hội để thực hiện, khuyến khích phụ nữ tự tin về vẻ đẹp tự nhiên của mình. Với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự sáng tạo của con người, chiến dịch của Dove không chỉ đạt được lượng lớn lượt xem và chia sẻ mà còn tạo ra cuộc thảo luận lớn về khái niệm vẻ đẹp thực sự cùng lượt tương tác mạnh mẽ nhờ sử dụng hình thức quảng cáo Nội dung người dùng tạo (UCG), khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ câu chuyện cá nhân và hình ảnh về vẻ đẹp tự nhiên, tạo ra lượng lớn nội dung do người dùng tạo.

conver
“Real Beauty” hướng tới tôn vinh những nét đẹp tự nhiên, chân thực.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số cũng tiến tới ứng dụng công nghệ VR và AR vào quảng cáo, đem lại những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho người dùng. Theo đó, các thương hiệu có thể sử dụng VR và AR để tạo ra những trải nghiệm mua sắm ảo, thử sản phẩm trực tuyến, từ đó tăng cường sự hứng thú và tương tác của khách hàng. Với công nghệ này, khách hàng có thể "thử online", xem xét chất liệu và tìm hiểu đầy đủ thông tin của sản phẩm chỉ qua một chiếc gương ảo.

Có thể kể đến chiến dịch quảng cáo AR trên các trạm xu buýt tại London của Pepsi Max. Khi người chờ xe nhìn vào kính AR, họ thấy các cảnh tượng phi thường như UFO, hổ chạy, và người máy xuất hiện ngay trên đường phố. Tại màn hình nhà chờ xe bus, Pepsi Max đã thiết lập một quảng cáo theo hướng trải nghiệm thực tế tăng cường, giúp “hô biến” nó thành một cửa sổ bằng kính, có thể nhìn xuyên qua con phố phía trước.

Tất cả các hình ảnh của xe cộ, người qua đường, xe bus đều được mô phỏng lại một cách thực tế. Cùng với đó, công nghệ AR đã cho lồng ghép các cảnh kinh dị như robot bắn laze khổng lồ, hố ga có xúc tu hay một tiểu hành tinh đang bốc lửa đang lao tới nhằm mục đích thu hút sự chú ý và gây kinh ngạc cho người xem.

Unique-OOH-chien-dich-dooh-max-unbelievable-cua-pepsi-mang-nhung-dieu-tuong-chung-nhu-phi-ly-den-doi-thuc-6-768x432
Những sự vật đi qua bảng quảng cáo của Pepsi dường như không có thực.

Chiến dịch này của Pepsi Max đã tạo ra hiệu ứng WOW mạnh mẽ, khiến người xem kinh ngạc và chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, làm tăng nhận diện thương hiệu nhờ sự sáng tạo độc đáo của chiến dịch, giúp Pepsi Max nổi bật và được nhiều người biết đến.

Tóm lại, nghệ thuật quảng cáo Việt Nam trong kỷ nguyên số là một bức tranh sống động của sự sáng tạo và đổi mới. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và khả năng sáng tạo của con người sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành quảng cáo, giúp các thương hiệu không chỉ tiếp cận mà còn gắn kết sâu sắc hơn với khách hàng.

Sáng tạo đổi mới nhưng phải trung thực

Không thể phụ nhận vai trò của công nghệ đối với lĩnh vực quảng quảng cáo, tuy nhiên, đây cũng chính là mặt trái mà ngành quảng cáo đang phải đối mặt. Chính sự phát triển của công nghệ cùng những áp lực về khối lượng quảng cáo khổng lồ, cái nào cũng cần phải sáng tạo hơn so với đối thủ và khác biệt hơn so với chính mình ngày hôm qua đã tạo điều kiện để những mẫu quảng cáo dễ dãi, ít có giá trị ra đời.

434782127_1785089105329426_799566603916468449_n
Theo Nhà báo - Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, nghề quảng cáo là nghề mua bán niềm tin.

Theo Nhà báo - Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, sự đào thải cũng chính là quy luật chung của thương trường, kể cả trong ngành quảng cáo. Các sản phẩm quảng cáo có giá trị, được công chúng đón nhận chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài. Ngược lại, các sản phẩm quảng cáo dễ dãi, không có giá trị sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Trong quy luật này, công chúng chính là người quyết định những hệ quả này. Khi không được xã hội hưởng ứng, ủng hộ, yêu thích thì các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo khó đạt được kết quả và thành công.

"Đây chính là bản chất của quảng cáo. Hay nói cách khác, nghề quảng cáo là nghề bán niềm tin. Mọi giao dịch đều là mua bán, trao đổi niềm tin. Do đó những người làm quảng cáo phải nhận thức trách nhiệm nặng nề đối với xã hội, phải có nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng, và quan trọng nhất là cần đưa yếu tố trung thực lên hàng đầu" - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nhấn mạnh.

Cũng theo Nhà báo - Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn, để một tác phẩm quảng cáo thành công, ngoài yếu tố sáng tạo đổi mới và trung thực cần có thêm nhiều yếu tố khác như gây ấn tượng ngay trong 3 giây đầu tiên; chuyển tải được nội dung cô đọng; phù hợp xu thế thời đại của từng đối tượng thụ hưởng; không gây phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục; tạo sự kích thích khám phá và tò mò của khách hàng và cuối cùng là tạo được mong muốn trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. 

Cùng chuyên mục