Nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng dự báo tăng 20%
Trong năm 2024, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng có thể tăng 20% so với năm ngoái. Trong đó, loại hình căn hộ biển sẽ là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm trong khi nhiều phân khúc khác đã có dấu hiệu phục hồi. Trong năm 2023, thị trường ghi nhận gần 3.200 sản phẩm, giảm hơn 80% theo năm. Lượng giao dịch cả năm chỉ đạt hơn 700 căn, chưa phục hồi như kỳ vọng.
Nguyên nhân được xác định bắt nguồn từ những vướng mắc về pháp lý khiến nhiều dự án chưa thể bung hàng ra thị trường. Trong khi hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ nhóm đầu tư trước đó. Trên thị trường thứ cấp, biệt thự biển, shophouse nghỉ dưỡng dù giảm giá sâu cũng khó thanh khoản.
Đáng chú ý, hàng loạt doanh nghiệp cũng phải trả giá đắt vì phát triển ồ ạt giai đoạn trước. Nhiều dự án bị tạm dừng khiến lượng hàng tồn kho tăng mạnh, còn nguồn cung mới giảm nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho biết.
Dù vậy, VARS dự báo mức độ khó khăn của bất động sản nghỉ dưỡng được sẽ giảm bớt trong năm nay. Theo đó, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi nhu cầu du lịch tăng cao và sự quan tâm của giới đầu tư. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng cũng tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tung thêm nhiều sản phẩm vào thị trường.
Dự báo nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2024 có thể cải thiện 20% so với năm ngoái. Trong đó, loại hình căn hộ biển sẽ là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Cũng theo VARS, giá bán trên thị trường cơ cấp và thứ cấp sẽ dần được cải thiện. Trong đó, sản phẩm căn hộ du lịch có giá khoảng 50 triệu đồng mỗi m2 sẽ tiếp tục đi ngang trên thị trường thứ cấp. Lượng giao dịch được dự báo tăng khoảng 30% so với năm 2023, song vẫn còn khoảng cách rất xa với trước dịch bệnh.
Trước đó, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện và bùng nổ vào năm 2015 với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm. Sang năm 2018, thị trường có sự sụt giảm mạnh rồi liên tục biến động bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Tuy nhiên, sức bật tăng mạnh mẽ của ngành du lịch thời gian gần đây đã mở ra kỳ vọng mới cho nhà đầu tư về việc tạo sức lan tỏa và giúp phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sớm khởi sắc bởi 2 lĩnh vực này luôn song hành.
- “Sục sôi” thị trường bất động sản căn hộ phía Tây Hà Nội
- Mua bất động sản thời "tiền rẻ", người mua cần lưu ý gì?
- Thị trường bất động sản đang dần phục hồi, lựa chọn kênh đầu tư nào
- Có hay không lo ngại các thương vụ M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo?
- Chỉ còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử
- 8 không trong hôn nhân giúp duy trì hạnh phúc gia đình
- Tại sao lại nói dối trong ngày "Cá tháng Tư"?
- Nắng nóng năm 2024 đến sớm bất thường, vì sao?
- Vai trò vắc xin phòng ngừa trong thời kỳ mang thai