Mẹo chữa mề đay theo dân gian siêu tiết kiệm và hiệu quả
Nổi mề đay là bệnh về da, thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Thay vì dùng thuốc tây, hãy thử ngay các mẹo chữa mề đay theo dân gian cực kì tiết kiệm mà hiệu quả nhanh chóng từ các nguyên liệu dưới đây!
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là một loại phát ban trên da với các vết sưng đỏ, gây ngứa. Các mảng phát ban có thể xuất hiện ở hầu hết tất cả các vị trí trên cơ thể. Tình trạng nổi mề đay thường không kéo dài lâu nhưng tần suất lặp lại nhiều lần.
Nổi mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm người bị cảm thấy khó chịu và gây cản trở giấc ngủ cũng như các hoạt động hàng ngày.
Có hai loại bệnh về mề đay là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.
Nguyên nhân bị nổi mề đay
Nguyên nhân nổi mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính thường là do người bệnh bị phản ứng hoặc dị ứng với thức ăn, đồ uống, thuốc hoặc thứ gì đó đã chạm vào.
Da có các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào mast. Khi các tế bào này hoạt động, chúng giải phóng các chất hóa học, trong đó có một chất gọi là histamin. Histamin là nguyên nhân khiến mề đay hình thành.
Ngoài ra, nguyên nhân nổi mề đay còn có thể là do bị nhiễm trùng, căng thẳng hoặc áp lực thể chất lên da của người bệnh.
Nguyên nhân nổi mề đay mãn tính
Không giống như mề đay cấp tính, mề đay mãn tính thường không phải do dị ứng. Chúng có thể do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus như lupus.
Mề đay mãn tính diễn ra trong thời gian dài, có thể gây khó chịu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Đọc thêm: Mẹo chữa đau đầu tại nhà an toàn, hiệu quả
Nổi mề đay có triệu chứng gì?
Triệu chứng nổi mề đay cấp tính
Nốt phát ban trông khác nhau tùy thuộc vào người và tình trạng sức khỏe. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể người bệnh. Dấu hiệu nổi mề đây cấp tính bao gồm:
- Nổi lên các vết hàn hoặc vết sưng trên da. Các vết sưng thường có màu đỏ.
- Khi ấn vào nốt phát ban, nốt thường nhạt đi.
- Da bị ngứa gây khó chịu.
- Xuất hiện sưng đau ở môi, mắt và bên trong cổ họng.
Các triệu chứng của nổi mề đay mãn tính
Ở nhiều khía cạnh, mề đay mãn tính và mề đay cấp tính có thể trông giống nhau: chúng có thể ngứa, sưng tấy lên, chuyển sang màu nhạt hơn ở trung tâm. Tuy nhiên, mề đay mãn tính có thể:
- Thay đổi kích thước và hình dạng.
- Xuất hiện, biến mất và sau đó xuất hiện lại ít nhất vài ngày một lần trong thời gian dài, thậm chí vài tháng hoặc vài năm.
- Xảy ra cùng với nhiệt, tập thể dục hoặc căng thẳng.
Mẹo chữa mề đay theo dân gian
Mẹo chữa mề đay bằng lá khế
Khế từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về da như mẩn ngứa, phát ban, mề đay.
Trong lá khế có rất nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hóa và các chất kháng khuẩn.
Cách dùng lá khế chữa bệnh mề đay
- Chuẩn bị 16-20g lá khế, rửa sạch, nấu lấy nước, sau đó dùng nước lá khế đã nấu tắm 2 lần 1 ngày.
- Ngoài ra có thể rửa sạch lá khế, sau đó giã nát và đắp vào các nốt mề đay. Tuy nhiên, không nên đắp vào các vết đã bị nhiễm trùng, trầy xước, vết thương hở.
Mẹo chữa mề đay bằng nha đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội, có rất nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.
Trong gel nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, E, C, chất chống oxy hóa, 7-8 loại amino axit có lợi cho con người.
Cách chữa mề đay bằng nha đam
- Chọn nha đam tươi, gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước rồi cạo lấy gel nha đam
- Dùng nước muối vệ sinh da, sau đó để da khô tự nhiên
- Lấy phần gel nha đam bôi lên các nốt mề đay trong 10 -15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Mẹo chữa mề đay bằng lá chè
Lá chè xanh có công dụng kháng khuẩn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da.
Cách nấu nước chè để tắm
- Chuẩn bị lá chè tươi, rửa sạch, vò nát trước khi nấu.
- Việc vò nát lá chè giúp các chất trong lá tan nhanh hơn khi nấu
- Sau đó đun sôi cùng nước sạch, lấy nước lá chè pha loãng tắm hàng ngày.
Mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần chính như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,… có tác dụng chống viêm, dị ứng, oxy hóa,..
Cách dùng lá tía tô chữa mề đay
- Rửa sạch lá tía tô nhiều lần với muối loãng, sau đó rửa thêm cùng nước sạch.
- Đun sôi lá tía tô cùng 2,5 lít nước
- Để nguội nước đã nấu, lọc lấy phần nước, đựng trong bình thủy tinh, có thể thêm chanh để dễ uống hơn.
Lưu ý
Không nên đun sôi nước lá tía tô quá 15 phút vì có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và các tác dụng của nước lá tía tô cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Chườm lạnh lên các nốt phát ban
Dùng đá lạnh bọc trong khăn hoặc túi chườm, sau đó chườm lên các nốt mề đay để giảm sưng. Không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể làm da bị bỏng lạnh.
Mẹo chữa mề đay bằng gừng
Gừng có dược tính cay nồng, mùi thơm tính ấm, quy vào kinh tỳ, phê và vị. Gừng thường được sử dụng trong các bài thuốc giải độc, sát khuẩn, các bệnh viêm da và nổi mề đay.
Gừng trị mề đay nhờ có hoạt chất Zingerol và Gingerol, có khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu da và rút ngắn thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa.
Cách dùng gừng trị mề đay
- Gừng mua về gọt vỏ, rửa sạch, sau đó giã nát hoặc cắt thành lát mỏng.
- Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý rồi lấy gừng đắp lên da trong 10 phút. Chỉ nên dùng cách này 1 lần/ngày.
- Ngoài ra cùng có thể nấu nước gừng để tắm như các loại lá khác.
Lưu ý khi dùng mẹo chữa mề đay tại nhà theo dân gian
- Các loại lá cần được rửa sạch trước khi nấu lấy nước tắm hay đắp trực tiếp lên da.
- Vệ sinh da trước khi đắp các loại lá để tránh nhiễm trùng
- Không nên quá lạm dụng các mẹo dân gian, cần tìm hiểu kĩ trước khi áp dụng.
- Nên thử trước ở một vùng da nhỏ để xem cơ địa có phù hợp hay không.
- Nếu tình trạng mề đay nặng nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, hiệu quả