Bất ngờ loại hạt được ví như 'hạt trường sinh' vừa rẻ lại vừa bổ dưỡng, mua ngay kẻo phí
Loại thực phẩm này được ví như 'hạt trường sinh', giàu hàm lượng dinh dưỡng cao, giá rẻ nhưng không phải ai cũng biết được tác dụng tuyệt vời của nó.
Lạc là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta, bạn dễ dàng tìm mua nó ở siêu thị cũng như chợ truyền thống. Có lẽ vì quá phổ biến và giá thành rẻ nên nhiều người thường không để ý đến loại hạt này. Bởi vậy mà rất ít người biết đến biệt danh "hạt trường sinh" của nó. Hạt lạc giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, lecithin, protein và axit amin, tất cả đều có lợi cho sức khỏe con người.
Vì sao hạt lạc được ví như 'hạt trường sinh'?
Hạt lạc là loại ngũ cốc phổ biến ở Việt Nam. Hạt lạc được mệnh danh là "hạt trường sinh" vì có nhiều tác dụng với sức khỏe, theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, việc duy trì thói quen ăn lạc với mức độ vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu não, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bổ sung canxi
Theo sự gia tăng tuổi tác, tốc độ mất canxi trong cơ thể càng nhanh. Do đó, người trưởng thành và người cao tuổi nên ăn lạc để bổ sung canxi, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến xương.
Hỗ trợ dạ dày
Hạt lạc chứa nhiều protein có khả năng trung hòa axit dịch vị và giàu phospholipid vậy nên những người có vấn đề về dạ dày có thể ăn hạt lạc. Điều này có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị, đặc biệt là ở niêm mạc ruột non, giúp ức chế việc tiết axit dịch vị.
Hàm lượng mô xơ và dầu béo trong hạt lạc khá cao, chúng bôi trơn đường ruột và thúc đẩy quá trình tiết chất chuyển hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột.
Ngăn ngừa và giảm chứng trầm cảm
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng bao gồm acid amin tryptophan có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin, hợp chất có lợi cho não bộ đồng thời giúp cải thiện tâm trạng cũng như giảm chứng trầm cảm.
Giảm nguy cơ dị tật đối với thai nhi
Trong lạc có acid folic giúp cung cấp khoảng 400 microgam/ngày cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, ăn lạc có thể tăng hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh khi sinh con, có thể lên tới 70%.
Những ai không nên ăn quá nhiều hạt lạc?
Người đã cắt bỏ túi mật
Những người phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật bạn nên tránh ăn loại hạt này. Bởi trong hạt lạc chứa nhiều chất béo, trong khi việc loại bỏ túi mật có thể làm giảm lượng dịch mật tiết ra và việc ăn nhiều lạc có thể tăng gánh nặng cho gan.
Người bị tiểu đường
Mặc dù hàm lượng đường trong lạc không cao, nhưng hàm lượng chất béo lại khá đáng kể. Nếu không kiểm soát được, chất béo có thể chuyển hóa thành đường, gây ra các vấn đề về đường huyết.
Người mắc các bệnh dạ dày ruột mãn tính
Đây cũng là đối tượng nên tránh ăn lạc. Vì lạc là loại hạt có hàm lượng calo cao, sau khi nhai, vụn lạc có thể bám vào thành dạ dày, gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét.
Người bị bệnh gút
Bệnh gút là nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, người bệnh bị tăng acid uric máu. Vì chế độ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric và làm bệnh nặng thêm, nên kiêng ăn lạc khi gặp vấn đề về gút, chỉ nên ăn vừa phải trong thời gian bệnh thuyên giảm.
Lưu ý khi ăn lạc
Không nên ăn lạc mốc bởi lạc mốc có chứa độc tố aflatoxin. Đây là độc tố nguy hiểm có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, nên cảnh giác khi ăn lạc và phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.
Người dị ứng không ăn lạc. Đây là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), chàm dị ứng trầm trọng, cấp tính đau bụng, hen suyễn và thậm chí là sốc phản vệ.